Trẻ sơ sinh bị hăm mông là một hiện tượng về da liễu hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời, điều tưởng chừng như bình thường này sẽ chuyển biến thành bệnh da liễu phức tạp, gây đau đớn cho bé. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để không còn những sai lầm gây hăm mông cho bé!
Theo khảo sát, phần lớn lý do khiến trẻ sơ sinh bị hăm mông là do một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bố mẹ. Những thói quen dù rất nhỏ, đơn giản nhưng lại gây cho trẻ những hậu quả không đáng có. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khiến bé sơ sinh bị hăm da ở mông:
Vì một số lý do như điều kiện kinh tế, thiếu hiểu biết hay không tìm hiểu kỹ về các sản phẩm tã, bỉm trước khi mua cho con nên bố mẹ đã vô tình cho con sử dụng loại tã, bỉm kém chất lượng. Những sản phẩm có độ thấm hút kém khiến nước tiểu ứ đọng tại vùng mông, bẹn hoặc chất liệu không đảm bảo trong thời gian dài khiến bé bị hăm mãi không khỏi.
Vùng da ở mông là khu vực có tỷ lệ bị hăm nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những lý do đó là không biết cách hoặc sử dụng bỉm sai cách. Không thay bỉm thường xuyên, không thấm khô da trước khi mặc bỉm, quấn bỉm quá chặt, lạm dụng bỉm quá nhiều là những thói quen tai hại khiến da trẻ không thông thoáng, tạo môi trường ẩm khiến da bị kích ứng.
Mẹ thường có thói quen bôi phấn rôm ở vùng mông cho trẻ sau khi tắm, tiểu tiện hoặc đại tiện. Tuy nhiên do sử dụng quá nhiều với một lượng lớn phấn rôm đã làm bít lỗ chân lông, khiến da trẻ bị bí, khó chịu và từ đó hăm bắt đầu xuất hiện. Việc lạm dụng phấn rôm không chỉ khiến trẻ khó chịu, đau rát vì hăm; mà còn rất nguy hiểm nếu trẻ không may hít phải.
Da trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm. Vì thế những hóa chất và hương liệu có trong sản phẩm vệ sinh da hàng ngày rất có thể là tác nhân khiến bé bị hăm mông mãi không khỏi.
Như chúng ta đã biết, hăm là một chứng bệnh ngoài da, xảy ra chủ yếu tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Có một vài thông tin cho rằng, dùng tã vải sẽ tránh được tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm da ở mông. Tuy nhiên thực tế, cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, tình trạng bị hăm da vẫn có thể xảy ra với tỷ lệ tương đương nhau.
Thông thường phần da tại vùng tiếp xúc với tã, bỉm sẽ hơi đỏ theo mảng lớn, giống như bị mày đay, hơi châm chích ngứa nhẹ; nhưng nặng hơn thì vùng da ấy có thể nứt nẻ, đóng vẩy, nhiều trường hợp dẫn tới mưng mủ. Bố mẹ có thể thấy những dấu hiệu sau bằng mắt thường: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở vùng da quanh háng, bẹn,... kèm theo mùi khai do nước tiểu đọng lại. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có đốm đỏ, ở giữa có mủ…(Đây là dấu hiệu khi tình trạng bắt đầu nặng).
Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy khóc nhiều, bỏ ăn và ngủ ít. Theo kinh nghiệm trị hăm cho bé, tình trạng này khiến bố mẹ rất khó chăm sóc và gây khó chịu ở trẻ ít nhiều.
Hăm là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, vì vậy cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, cũng không được coi thường bệnh, vì nếu trẻ sơ sinh bị hăm mông không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới >sức khỏe sinh sản của bé sau này. Những sai lầm do những thói quen trong cuộc sống hàng ngày chắc chắn rất dễ gặp ở những gia đình trẻ, chưa có quá nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc bạn cần làm chính là ngay lập tức tìm ra và thay đổi những thói quen gây hại đó.
Trong trường hợp trẻ đã có dấu hiệu bị hăm, bố mẹ cần xem xét và kiểm tra mức độ dựa vào những đặc điểm nhận biết tình trạng hăm da (đã đề cập ở trên).
Ở một số trường hợp, việc trẻ sơ sinh bị hăm mông không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ cần có sự theo dõi cẩn thận để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sớm trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trên đây là những kiến thức cơ bản mà bố mẹ cần ghi nhớ để có thêm kinh nghiệm trị hăm cho bé.