Khi thấy con có dấu hiệu bị bắt nạt, cha mẹ có thể xem xét lại môi trường học tập của trẻ để đưa ra biện pháp ngăn chặn bắt nạt sớm.

An Nhiên (t/h) 11:21 02/11/2021

Đồ đạc bị mất hoặc hư hỏng

Các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 29% trẻ bị bắt nạt tổn thương về thể chất. Phụ huynh cần lưu ý đến các đồ vật của con. Những hiện tượng như mất tư trang, hoặc tình trạng bị phá hoại ở bất kỳ mức độ nào, thường thấy qua sách vở, đồ dùng, quần áo hoặc phụ kiện,... đề có thể là dấu hiệu của việc bị trấn lột hoặc tấn công bởi người khác.

Ảnh minh họa

 

Giảm lòng tự trọng đột ngột

Chấn thương về thể chất và tình cảm khiến trẻ bắt đầu tự vấn về giá trị bản thân. Trẻ cảm thấy như đang bị đối xử tệ mà hầu như không có lý do gì cả. Kết  quả là, lòng tự trọng của trẻ bắt đầu giảm xuống.

Trẻ cúi đầu xuống khi đi bộ hoặc nói với một giọng rất nhỏ. Trẻ sẽ không nói chuyện khi không được gọi tên hoặc né tránh giao tiếp.

Khó ngủ hoặc gặp ác mộng

Khi con bạn đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chịu đựng những tổn thương về thể chất và tinh thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Cố gắng theo dõi con bạn vào ban đêm nhiều nhất có thể.

Ảnh minh họa

 

Lảng tránh bạn bè và các kết nối xã hội

Nếu đứa trẻ thường chọn ở nhà thay vì đi gặp bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của nỗi sợ hãi đang lớn dần. Hành động này có thể được giải thích bởi tâm lý muốn tránh những môi trường có khả năng cao gặp phải những kẻ bắt nạt.

Trẻ nhỏ không thể tự ý bỏ học và không đến trường vì sợ bố mẹ biết được, do đó, chúng sẽ chọn cách ở nhà nhiều và lâu hơn để tránh né những đối tượng đe dọa mình ở trường học.

Giảm tương tác với gia đình

1/5 số học sinh bị bắt nạt cho biết mối quan hệ của các em với các thành viên trong gia đình cũng gặp phải căng thẳng. Con bạn có thể ở cùng phòng với bố mẹ nhưng chúng không đóng góp gì vào cuộc trò chuyện.

Trường hợp khác dành nhiều thời gian hơn trong phòng riêng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi đứa trẻ trước đây không có vấn đề gì trong việc tương tác với gia đình.

Thay đổi thái độ với bố mẹ

Bị bạn bè coi thường có thể gây ra các vấn đề về >sức khỏe tinh thần của trẻ. Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những thay đổi trong cách họ xử lý cảm xúc của mình.

Nếu bị đối xử tệ ở trường, rất có thể con trẻ sẽ cố tình làm những điều sai trái do ảnh hưởng từ hành động của kẻ bắt nạt trong vô thức. Đứa trẻ có thể bắt đầu gây hấn với anh chị em hoặc thậm chí là cha mẹ. Với trẻ nhỏ, đây là một dạng nỗ lực để chúng cảm thấy mình đang lấy lại được kiểm soát.

Ảnh minh họa

 

Hỏi xin tiền hay vòi vĩnh bất thường

Những ảnh hưởng tiêu cực có thể xuất hiện dưới  nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể là vật chất, bằng lời nói, xã hội hoặc mạng xã hội. Những đứa trẻ quá khích có thể gây áp lực buộc bạn cùng lớp bắt đầu cho chúng nhiều hơn. Kết quả của sự đe dọa đó, trẻ em có thể bắt đầu yêu cầu cha mẹ của chúng cho nhiều món hơn hoặc nhiều tiền hơn bình thường chúng cần.

Thương tích lạ

Trong trường hợp xấu, những kẻ bắt nạt có thể trở nên bạo lực về thể chất. Nếu con bạn đột nhiên bị thương hoặc bầm tím, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị đối xử tệ và bị tấn công. Nếu thấy con không thể đưa ra lý do chính đáng hoặc hợp lý cho những xây xát trên người, bố mẹ hoàn toàn có cơ sở để lo lắng

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ con bị bắt nạt?

Đảm bảo rằng bạn thường xuyên giao tiếp với con mình. Điều này sẽ cho bạn biết nếu có bất kỳ lý do nào để lo lắng.

Thúc đẩy con bạn khám phá và trau dồi các sở thích và thú vui. Điều này tăng cường sự tự tin và một đứa trẻ an toàn sẽ ít bị quấy rối hơn.

 (Theo Brightside)  
Theo T. Linh/Gia Đình Việt Nam