Cha mẹ cần tránh được 5 điều cấm kỵ khi nuôi dạy con cái, chỉ có như vậy thì con đường sau này của con mới suôn sẻ, hanh thông, vạn sự như ý.
- Bố mẹ thông minh nên nói 10 câu này để củng cố niềm tin cho con
- 3 nhóm màu sắc nên tránh khi chọn chăn ga cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và tính cách
Trong bài giảng cách đây vài ngày, một chuyên gia tâm lý đã kể một câu chuyện như thế này. Cha của cậu bé nọ là một người nghiêm khắc, vì vậy khi con trai phạm lỗi, ông luôn đánh đập và mắng mỏ rất nặng nề. Đến năm 15 tuổi, khi đứa trẻ đã cao lớn như bố và rất khỏe mạnh chuyện dùng đòn roi mới dừng lại.
Một lần đứa trẻ bỗng hét lên: Nếu bố trở về nhà, tôi sẽ giết ông ấy, đồng thời có hành động cấu véo, bạo lực với mẹ. Phụ huynh lúc này mới nhận ra rằng con mình có vấn đề. Kết quả kiểm tra tại bệnh viện xác nhận rằng đứa trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt giai đoạn đầu, cha mẹ hối hận thì đã muộn.
Với con trai, nhiều cha mẹ có quan niệm như con trai phải cứng rắn, không được sợ hãi... đã vô tình khiến con bạn dồn nén cảm xúc tiêu cực trong lòng, gây nhiều bất ổn. Để thực sự tốt cho con cái, bạn phải nắm được 5 điều cấm kỵ sau đây, con tránh đi đường vòng và bớt khổ.
1. Phạt ít hơn, giáo dục bằng khuyên nhủ nhiều hơn
Giáo dục trẻ có khi cần nghiêm khắc nhưng phải chú ý đến độ tuổi và phương pháp. Nếu trẻ dưới 10 tuổi mắc lỗi và không sửa lỗi sau khi giáo dục bằng khuyên răn, một vài cái đánh nhẹ vào mông hoặc kỷ luật như trừ tiền tiêu vặt một tháng, giới hạn thời gian chơi trò chơi, xem ti vi để con ý thức được lỗi lầm của mình và không dám tái phạm lần sau.
Cách giáo dục nghiêm khắc trước 10 tuổi này rất hữu ích, nó có thể khiến con trai cảm thấy kính trọng cha mẹ và kiềm chế bản thân. Nhưng sau 10 tuổi, khi con cái đã có ý tưởng riêng và bắt đầu suy nghĩ độc lập thì cha mẹ không còn sử dụng đòn roi nữa. Vì lúc này trẻ gần như rập khuôn, đánh cũng vô ích, dễ nảy sinh tâm lý nổi loạn.
2. Đừng cấm con khóc
Sự khác biệt về giáo dục của cha mẹ giữa con trai và con gái vẫn còn khá lớn. Nếu con gái khóc, trái tim của cha mẹ chúng sẽ tan nát. Nhưng nếu cậu bé khóc, cha mẹ sẽ mắng thêm vài câu vì cho rằng con trai không được phép khóc mà phải mạnh mẽ, bản lĩnh. Nhưng trên thực tế, điều này là không đúng, các nghiên cứu đã khẳng định rằng trong số các bạn cùng trang lứa, trẻ em trai dễ bị tổn thương hơn trẻ em gái và cần được bảo vệ nhiều hơn.
Con trai cũng là trẻ con, và chúng nên được phép trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách khóc. (Ảnh minh họa)
Không để con khóc là ngăn không cho những cảm xúc tiêu cực của con trút ra. Sau khi trưởng thành, nếu không biết cách thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình, bạn rất dễ nghĩ quẩn. Con trai cũng là trẻ con, và chúng nên được phép trút bỏ những cảm xúc không như ý qua nước mắt như các bé gái.
3. Đừng nghĩ con trai không bao giờ trở thành nạn nhân
Cha mẹ muốn bảo vệ con gái kỹ càng hơn để tránh khỏi những vấn đề, hiểm họa từ xã hội mà quên mất rằng ngay cả các bé trai cũng có thể là nạn nhân trong những sự việc không mong muốn. Cha mẹ cần dạy con trai ngay từ nhỏ về tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể, không cho người khác tiếp xúc nếu các em không muốn. Nên nhấn mạnh các con hoàn toàn có thể từ chối với những yêu cầu bất hợp lý, không an toàn.
Dù nuôi dưỡng con trai hay con gái, việc chia sẻ giữa cha mẹ và con cái luôn quan trọng. Phụ huynh nên tạo những cuộc hội thoại cởi mở, thoải mái để con trai tự tin chia sẻ, kể chuyện cá nhân. Từ đó, mỗi khi gặp vấn đề thiếu an toàn, con sẽ kịp thời thông báo với cha mẹ để tìm cách xử lý.
4. Đừng nghĩ con trai thì không cần làm việc nhà
Không ít cha mẹ cho rằng con trai không biết hoặc không cần phải làm việc nhà (bao gồm rửa bát, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa) vì đây là những hoạt động dành cho chị em gái hoặc cho vợ tương lai. Tuy nhiên, đây là quan niệm có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tự lập của bé trai khi trưởng thành. Khi làm hết việc nhà, các bà mẹ đang hạn chế sự phát triển của con trong tương lai. Mục đích trẻ cần làm việc nhà là hình thành thái độ nghiêm túc, coi trọng vấn đề gia đình, học cách sống tự lập và có trách nhiệm.
5. Tránh buộc tội trẻ trước mặt người ngoài
Cha mẹ phải có ý thức cơ bản nhất, đó là đừng đổ lỗi cho con cái trước mặt người khác. Mặc dù là còn nhỏ, nhưng con vẫn cần phải giữ thể diện. Đổ lỗi cho trẻ trước mặt người ngoài sẽ chỉ khiến trẻ không thuyết phục và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Con trai cũng rất nhạy cảm và cần được tôn trọng. Dù có sai nhưng tốt nhất cha mẹnên đợi cảm xúc lắng dịu và tìm một nơi không có ai để nói chuyện. Tránh 5 điều cấm kỵ khi nuôi dạy con cái, cha mẹ hãy hiểu rằng chỉ có như vậy thì con đường học hành của con mới suôn sẻ, hanh thông, vạn sự như ý.