Các bé luôn được yêu thương, nâng niu hết mực, và chế độ ăn uống luôn được chăm sóc kỹ lưỡng. Tìm món ngon cho trẻ biếng ăn không hề khó như các mẹ nghĩ!
Ăn uống là một niềm vui và sự tận hưởng với một số bé, nhưng lại có một số bé các mẹ thấy gần như không có hứng thứ với việc ăn uống. Vậy nguyên nhân là vì sao, nên khắc phục thế nào? Đó là câu hỏi đau đầu của rất nhiều các bậc phụ huynh. Hôm nay chúng tôi sẽ cho các bạn thấy nguyên nhân tại sao và giúp bạn thêm hào hứng làm >món ngon cho bé biếng ăn.
Trẻ biếng ăn là nỗi phiền muộn và lo lắng của không ít gia đình. Nhưng bé biếng ăn có nhiều mức độ và nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo mức độ cũng như nguyên nhân chính xác mà chúng ta đưa ra phương án khắc phục biếng ăn ở trẻ, cũng như khơi dậy niềm vui thích với việc ăn uống. Vấn đề biếng ăn ở trẻ cần được xác định nguyên nhân cụ thể để giúp trẻ. Vì nếu để tình trạng lâu dài dễ dấn đến việc chán ăn, chậm phát triển hoặc có thể gây thiếu hụt dinh dường, suy >dinh dưỡng.
Một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Bữa ăn thiếu cân đối các nhóm dinh dưỡng hoặc tập cho trẻ ăn dặm quá sớm
Đây là nguyên nhân rất dễ gặp tại các gia đình, khi cho bé tập ăn dặm quá sớm, khi hiểu lầm các phản xạ mút mát hay với thức ăn ở trẻ. Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối vì hay chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vi lượng, khoáng chất, chất xơ... quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra không thuận lợi, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Điều này gây ra khó tiêu, đầy bụng, dẫn đến việc chán ăn, thậm chí sợ các bữa ăn dặm.
Bé có thể mặc bệnh lý, hoặc thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn phát triển
Những thay đổi sinh lý (hay còn gọi là các tuần phát triển vượt bậc - wonder week) của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,... đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhất thời. Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, nấm miệng, sâu răng, cảm sốt, đầy hơi... sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn. Biếng ăn ở trẻ cũng có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống vitamin tổng hợp hoặc vitamin A, vitamin D quá liều.
Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Các bé cũng có khả năng cảm nhận và thưởng thức đồ ăn rất tinh tế. Nếu một món ăn được chế biến kém hấp dẫn, không hợp khẩu vị, thực đơn không đa dạng sẽ không khiến trẻ có hứng thú
Thiết lập giờ ăn uống chưa cụ thể và khoa học. Đặc biệt khi tập cho trẻ thói quen ăn vặt, bánh kẹo trước các bữa ăn chính sẽ làm trẻ giảm cảm giác hứng thú ăn uống và không đói.
Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,... trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
Yếu tố tâm lý
Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết phần mà đôi khi lượng ăn là quá mức so với bé. Thường trẻ sẽ có phản ứng chống đối như ngậm, nôn ói, sặc...
Trẻ có thể đột ngột biếng ăn vì các nguyên nhân khách quan như thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Tình trạng gặp nhất khi bé mới bắt đầu đi nhà trẻ, chuyển lớp, thay người chăm sóc bé...
Chế biến đồ ăn cho trẻ đa dạng, phong phú
Không hẳn chỉ có cháo, nghiền nhỏ, xay nhuyễn mới có thể cho trẻ ăn đâu các mẹ. Mẹ có thể thay đổi cách chế biến như thay đổi cách thái thực phẩm, hấp, áp chảo, nấu soup, làm bánh…
Các bữa ăn của bé nên tuân theo khung giờ quen thuộc, hạn chế đồ ăn vặt
Hạn chế cho bé tiếp xúc sớm và thường xuyên với các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ… vì hàm lượng dinh dưỡng không cao, khó tiêu hóa vì cảm giác no lâu. Các bữa phụ nên trước hoặc sau bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng, và ăn các loại thức ăn bổ dưỡng dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, trái cây, bánh flan, rau câu nhà làm…
Thực đơn xây dựng trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Hãy để trẻ được ăn theo nhu cầu, để trẻ được chủ động trong bữa ăn và yêu thích, hợp tác trong việc ăn uống. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều món ăn bổ dưỡng, quá nhiều thịt cá, chất béo…bởi quan trọng vẫn là trẻ ăn đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất. Đừng quên tham khảo các bảng nhu cầu năng lượng, protein, đạm, chất béo,… của các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ nhỏ.
Sáng tạo các món mới lạ
Vì bé biếng ăn nên mẹ hay chiều bé ăn những món bé thích, nhưng điều này không phải là hoàn toàn đúng. Nhiều lần như vậy sẽ khiến việc ăn uống trở lên thiếu đa dạng, mới lạ, làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các mẹ có thể thay đổi thực đơn bữa ăn hàng ngày, cách trang trí, cách kết hợp, chế biến khiến kích thích trẻ hứng thú trong những bữa ăn hơn.
Cháo là thực đơn quen thuộc và quá truyền thống, gần như được ưu tiên hàng đầu với nhiều gia đình. Nhưng nếu ăn cháo quá thường xuyên, từ khi ăn dặm thậm chí khi lớn có bé 2 – 3 tuổi nhiều gia đình vẫn hay lựa chọn cháo là bữa ăn chính cho bé, bé sẽ rất dễ chán ăn và không có hứng thú nhiều với các bữa ăn.
Ngoài cháo nấu bằng gạo như bình thường các mẹ có thể đổi thành phần chính với những loại nhiều dinh dưỡng lại hấp dẫn không kém như Yến Mạch, Quinnoa, hạt Kê…
Để thay thế và hấp dẫn hơn trong thực đơn hàng ngày các mẹ nên cho bé ăn đổi bữa với bún, nui, mỳ, bánh canh, phở, súp… Điều ngạc nhiên và không dễ đoán trong mỗi bữa ăn sẽ là điều rất hấp dẫn đối với các thiên thần nhỏ.
Món ngon bữa sáng
Là bữa ăn đầu tiên và cũng vô cùng cần thiết trong ngày, bữa sáng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sau một đem dài và năng lượng cho ngày mới. Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tập trung tinh thần cao độ và linh hoạt hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng tốt nhất cho trẻ phải giàu Protein, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất: chất xơ, Canxi, Sắt, vitamin và khoáng chất. Các món ngon cho bé biếng ăn cùng nên dựa theo nguyên tắc này.
Các món ăn chế biến kết hợp hài hòa cùng các loại rau, củ, quả, gia vị sẽ khiến bữa sáng tràn đầy hứng khởi... Chưa kể, chất xơ trong rau củ còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn. Cháo cua Yến Mạch, soup Cua Gà, nui thịt bằm, bún Riêu, phở Bò ... đều là những gợi ý bữa sáng rất tuyệt vời cho trẻ.
Món ngon bữa trưa
Khoảng thời gian lý tưởng cho trẻ ăn trưa là từ 11h – 11h30. Mẹ có thể nấu món ngon cho trẻ từ thịt, cá, trứng, ăn kèm với rau xanh để đảm bảo trẻ được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ. Tới bữa xế, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ 1 ly sữa, trái cây hay sữa chua.
Bữa trưa có thể mẹ chế biến Tôm rim chua ngọt, sườn xào chua ngọt, sườn kho, thịt kho trứng Cút, trứng chiên, thịt hấp (chim Cút, Bò mềm hoặc có thể là Cua, Ghẹ). Dĩ nhiên không thể quên bổ sung các món canh tròn vị rau củ nữa các mẹ nhé: canh Cua rau Đay, canh Tôm nấu Bí Đao (Bí Đỏ, Bầu), canh rau củ quả thập cẩm, canh Nghêu.
Món ngon bữa tối
Với bữa tối, mẹ nên cho trẻ ăn nhạt hơn, nhưng vẫn đảm bảo khẩu phần ăn phải có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì. Mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ ăn quá no vào buổi tối, dễ khiến trẻ đầy bụng và khó ngủ.
Để trẻ hứng thú với bữa tối, mẹ có thể dành thêm thời gian để chế biến những món bổ dưỡng và ngon miệng. Cháo bí đỏ thịt gà sẽ là một món ngon mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn bữa tối cho trẻ biếng ăn. Các mẹ có thể làm bánh pancake cho bé ăn nữa như: Pancake Chuối Yến Mạch ăn kèm tôm hấp, cơm thịt chiên trứng ăn kèm canh rau Cải, hủ tiếu nấu xương cùng Củ Cải thái hạt lựu... cũng sẽ rất hấp dẫn cho các bé.
Một lưu ý nữa dành cho mẹ là đối với trẻ biếng ăn, những bữa chính trẻ thường có xu hướng ăn ít hơn so với mức bình thường. Do vậy, ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm bữa phụ cho trẻ nhằm giúp trẻ hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng. Các món ngon như sữa chua, váng sữa, trái cây thái nhỏ tạo hình, sinh tố nhiều vị sẽ kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ biếng ăn. Lượng vitamin cung cấp trong các bữa ăn phụ này sẽ không hề ít.
Món ngon cho bé biếng ăn là bao nhiêu tâm ý của mẹ dành cho trẻ, nhưng điều đó cũng cần tìm hiểu và dựa trên nhu cầu của các bé nữa mẹ nhé. Mong mẹ và bé sẽ luôn có sự hợp tác vui vẻ!