Trẻ sơ sinh hay có dấu hiệu ho khan, ho có đờm khiến cha mẹ lo lắng. Với những món ăn trị ho khan, ho có đờm bé sẽ nhanh chóng được chữa khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh ho có đờm do đâu?
Ho có đờm là hiện tượng bé ho có kèm theo đờm ở trong cổ họng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ho có đờm, bao gồm dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và cảm lạnh thông thường.
Ho có đờm khiến bé quấy khóc, khó thở, nghẹt mũi và không muốn bú mẹ nên mẹ cần chữa trị kịp thời.
"Bắt bệnh" cho bé qua các dấu hiệu ho có đờm
Khi bé bị ho có đờm tùy vào nguyên nhân, mẹ có cách xử lýphù hợp.
Cảm lạnh thông thường
- Triệu chứng: Sổ mũi, viêm họng, ho có đờm, sốt nhẹ vào ban đêm.
- Cách điều trị: Cố gắng cho bé bú mẹ và nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Mẹ không nên cho bé sử dụng bất kì loại thuốc ho hoặc thuốc cảm nào bởi vì chúng không cótác dụngvới trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây ra tử vong. Mẹ nên dùngnước muốiđể vệ sinh mũi và họng cho bé.
Nếu bé sốt mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ vì sốt nhẹ cũng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Viêm phổi
-Triệu chứng: Ho có đờm, đờm có màu xanh lá hoặc vàng kèm theo cảm lạnh thông thường.
- Điều trị: Tùy vào nguyên nhân gây viêm phổ do virus hay vi khuẩn mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Bởi vậy khi bé bị viêm phổi mẹ cần liên hệ với bác sĩ. Viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường nguy hiểm hơn đặc biệt là vi khuẩn streona pneumonae.
Viêm phế quản
- Triệu chứng: Sốt nhẹ, ho khan chuyển sang ho có đờm, đờm đục có màu xanh hoặc vàng kèm theo khó thở, bú kém, nôn trớ.
- Điều trị: Khi bé ho kèm theo tiếng thở khò khè mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám để xem bé có bị viêm phế quản hay không. Đối với việc chăm sóc ở nhà mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường để tăng sức đề kháng. Đồng thời mẹ có thể dùngnước muối sinh lýđể vệ sinh đường thở cho bé. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và dễ trở thành hen suyễn.
Các món ăn trị ho khan, ho có đờm
Quất chưng mật ong: quất chín 4 - 5 quả, đường phèn 20g, gừng tươi 3 lát, chưng cách thủy chắt lấy nước uống ngày vài lần.
Vỏ quýt chưng đường phèn: Vỏ quýt hoặc vỏ cam 20 - 30g thái lát, đường phèn 20g, gừng 3 lát chưng uống.
Món canh rau hẹ: Rau hẹ 100g, thịt heo băm 50g, đậu hũ non 50g, gia vị gừng, hành vừa đủ nấu ăn.
Món củ cải: củ cải 100g, thái lát, nước mía 2 ly sắc còn 1 ly uống 2 - 3 lần.
Món canh rau má: Rau má 100g, thịt heo 50g băm nhỏ gia vị nấu ăn.
Món canh giá đỗ: giá đỗ 200g có thể ăn sống, ăn lẩu, nấu canh chua, luộc, ép nước uống. Món này trị ho đau họng khàn tiếng, ho thở khò khè, ho bụng đầy rối loạn tiêu hóa ăn không ngon, ho ngoại cảm nội thương mệt mỏi.
Canh mướp hương: mướp hương 200g phối hợp rau mùng tơi, rau đay, thịt cua, tôm, tép, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Chữa viêm họng, ho khan, ho cơn tức ngực, mặt đỏ họng khô, đại tiện táo.
Canh mướp đắng (khổ qua): mướp đắng 200g hoặc hơn bỏ ruột nhồi thịt, nấm mèo, đậu phụ, gia vị vừa đủ nấu canh ăn… Chữa ho khan, họng khô, sốt nhẹ về chiều, ho tức ngực do can hỏa phạm phế.