Một nghiên cứu về tâm lý của Mỹ cho rằng, những đứa con được thường xuyên gần gũi và được cha chỉ bảo tận tình thì sẽ rất thông minh (IQ cao).
- Chẳng ai mách bạn những bí quyết này khi chăm con nhỏ nhưng nó "đáng đồng tiền bát gạo" hơn bất cứ sách vở nào
- Chăm con thế này, trẻ nghỉ Tết 10 ngày cũng không lo bị ốm
Sự đồng hành của người cha đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, thế nhưng trên thực tế thì những người cha lại ít gần gũi với con hơn các bà mẹ rất nhiều.
Một nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức đã dành hẳn một chương trong cuốn sách “Tự ti và siêu việt” để bàn về vai trò của người cha đối với quá trình phát triển của trẻ. Người cha có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với trẻ, rất nhiều đứa trẻ đã coi cha là thần tượng suốt đời noi theo hoặc một “đối thủ cạnh tranh đáng gờm” trong quá trình phát triển và trưởng thành của mình.
Khi trẻ còn nhỏ, có rất nhiểu vấn đề mẹ không thể thay cha để dạy con, thậm chí có rất nhiều quan điểm cho rằng: “Nếu trẻ được gần gũi và được cha dùi dắt thì sẽ phát triển tốt hơn khi gần gũi mẹ?”, vậy nguyên nhân ở đây là gì?
1. Giúp con giữ vững được sự ổn định về tư tưởng, tâm tư tình cảm cũng như tính cách
Cách nuôi dạy, giáo dục con của bố và của mẹ có sự khác biệt rất lớn, phần lớn sẽ để con phát triển theo hướng tự do. Người bố không trực tiếp ra lệnh cho con phải làm gì mà sẽ dành cho con đủ thời gian và không gian để tư duy, hành động theo cách mà trẻ muốn.
Quá trình này sẽ giúp ích cho việc phát triển và hoàn thiện tư duy của trẻ theo hướng ổn định và logic. Đồng thời cũng giúp con độc lập hơn trong suy nghĩ để khi con vấp ngã, phản ứng đầu tiên của con sẽ không phải là khóc lóc ăn vạ mà sẽ là suy nghĩ để dần dần tự mình đưa ra được hướng giải quyết vấn đề.
2. Giúp con trách nhiệm hơn
Đa phần các ông bố đều là người làm chủ gia đình, là người gánh vác trách nhiệm và có tiếng nói nhất. Hình tượng của người cha luôn khiến con phải hâm mộ. Vì thế nếu con không có nhiều cơ hội được gần gũi với cha thì tự nhiên con sẽ không được soi vào tấm gương sáng về trách nhiệm trong gia đình.
Như vậy trẻ cũng không có cơ hội được trải nghiệm và rèn luyện tinh thần trách nhiệm của mình. Ngược lại, nếu con được gần gũi với cha nhiều thì con sẽ học được nhiều điều hay lẽ phải từ cha và đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm.
3. Nuôi dưỡng tính sáng tạo
Một nghiên cứu về tâm lý của Mỹ cho rằng, những đứa con được thường xuyên gần gũi và được cha chỉ bảo tận tình thì sẽ rất thông minh (IQ cao), có nhiều cơ hội để thành công sau này. Nói như vậy không có nghĩa là phủ định vai trò của người mẹ thế nhưng sự ảnh hưởng của người cha trong việc tưởng tượng và sáng tạo sẽ khiến con trở nên thông minh hơn.
Vì sao lại nói khi trẻ được gần gũi với cha nhiều hơn thì sẽ tăng khả năng sáng tạo, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ sau: Khi trẻ gỡ tung một món đồ chơi nào đó, nếu là mẹ, mẹ sẽ nói: “Tại sao con không biết giữ gìn đồ chơi, lần sau không bao giờ mẹ mua đồ chơi mới cho con nữa”.
Còn đa số các ông bố sẽ không ngăn cản việc trẻ gỡ tung một món đồ chơi nào đó, có ông bố còn nói: “Hai bố con mình tháo nó ra xem có lắp được một cái gì đó mới mẻ hơn không?”
Thông thường thì mẹ luôn muốn con đi theo một lề lối hoặc quy tắc nào đó, thế nhưng suy nghĩ của các ông bố lại khác. Hành động “phá hoại” của trẻ lại chính là biểu hiện của việc khám phá và tìm hiểu cái mới. Các ông bố luôn sẵn sàng ủng hộ và khuyến khích những hành động “phá hoại” của trẻ, việc làm này rất tốt cho việc kích thích não bộ của trẻ phải hành động và sáng tạo.
4. Nâng cao khả năng giao tiếp
Hiện nay có rất nhiều đứa trẻ hết sức rụt rè và yếu đuối, đặc biệt là các bé trai. Điều này có liên quan rất nhiều đến việc trẻ không được bố gần gũi và quan tâm trong một thời gian dài, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của trẻ do không mạnh dạn.
Nếu như trẻ có cơ hội được gần gũi với bố thì con sẽ vô cùng hào sảng và phóng khoáng đúng với tính cách điển hình của đàn ông, tính cách hướng ngoại cũng sẽ giúp trẻ quảng giao và nâng cao khả năng giao tiếp.
5. Giúp trẻ nhận biết được rõ ràng hơn về giới tính
Các nghiên cứu liên quan cho thấy, những bé gái chỉ lớn lên trong vòng tay yêu thương và chăm sóc của người mẹ thì sau khi trưởng thành sẽ không muốn làm vợ hoặc làm mẹ, chỉ số hài lòng đối với hôn nhân cũng không bao như người khác.
Đối với bé gái, con phải có quyền tìm hiểu về các bạn nam thông qua bố, như vậy thì sau này con mới không bị bắt nạt và lừa đảo trong các mối quan hệ nam, nữ. Những bé trai không có cơ hội thường xuyên gần gũi với cha, tính cách về cơ bản sẽ tương đối ủy mị và yếu đuối.
Các bé trai cần hiểu được như thế nào là người đàn ông đích thực giúp con rèn luyện được bản lĩnh và có sự nhận thức rõ ràng về giới tính trong mối quan hệ nam, nữ sau này.