Người mẹ đã khóc cạn nước mắt sau khi để con ở nhà cho người chồng trông, vì bé bị dập phổi, chảy máu não và có thể mù.
Bé Emily Paige ở Anh 2 tháng tuổi và đang trong tình trạng nguy kịch, phải chiến đấu giành giật sự sống với sự giúp đỡ của máy móc tại Bệnh viện Nhi đồng ở địa phương.
Cô bé bị dập phổi, chảy máu não, tệ hơn nữa là các bác sĩ đang cố gắng cứu mắt trái của em vì có khả năng bé sẽ không nhìn thấy gì bằng con mắt này do tổn thương não nặng nề. Cha ruột của bé đã bị bắt và đang đối mặt với tội lạm dụng trẻ em cấp độ 1.
Mẹ bé, Kayla Rziemkowski, 23 tuổi không kìm được xúc động khi nói về con gái mình “ Bé là một đứa trẻ vô cùng ngọt ngào. Khi tôi gọi con gái của mẹ ơi, nó sẽ mỉm cười đáp trả “. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt người mẹ đau khổ khi nói về khả năng hồi phục của con gái, được thấy lại nụ cười của Emily sẽ là một điều kỳ diệu mà cô luôn mong chờ từng ngày, từng giờ.
Khi đi làm vào sáng thứ sáu, Kayla không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối cùng cô thấy nụ cười của Emily. Bé gái ở nhà với bố,Christopher Williams, 25 tuổi, tại ngôi nhà của họ ở Oxford Town. Vài giờ đồng hồ sau, Kayla nhận được điện thoại của chồng. “ Anh ấy nói rằng em phải về nhà ngay. Con đang nằm trên giường thì đột nhiên cứng người lại, hơi thở ngắn và tím tái. Anh ấy chỉ để con nằm đó chơi và bất ngờ nó như thế. “. Các bác sĩ xác nhận não của Emily tổn thương nặng khi được đưa đến bệnh viện.
Khi ông bố bị bắt, sự thật được hé lộ, trong những lời khai đầu tiên, Christopher Williams thừa nhận anh ta đã nhiều lần tung hứng, lắc mạnh đứa trẻ khi để nó trên ngực mình. Điều này phù hợp với chẩn đoán Emily bị tổn thương não do Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh.
Nguy hiểm khi rung lắc trẻ
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống... đều gây nguy hại đến trẻ.
Tại Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen ru trẻ ngủ bằng võng, thậm chí nghĩ rằng phải đưa võng mạnh thì bé mới thích. Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ.
Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất.
Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt. Theo các bác sĩ điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.