Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là những điều bố mẹ cần nắm rõ để có cách chăm sóc trẻ thật tốt. Trẻ mọc răng hàm là chuyện bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên trong quá trình mọc răng bé có thể bị sốt vì vậy chắc chắn sẽ quấy khóc. Đâu là cách chăm sóc đúng khi trẻ mọc răng hàm?
Thông thường, trẻ khi bước sang tháng thứ 6 sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới. Dĩ nhiên trình tự mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào, có bé mọc sớm có bé mọc muộn tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không. Vậy dấu hiệu trẻ mọc răng hàm của bé là gì?
Trong quy trình mọc răng của trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé là răng hàm sữa vì vậy chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Dấu hiệu bé mọc răng hàm đặc trưng nhất cho thấy những chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc là sốt, kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như ho nhiều, quấy khóc, biếng ăn… Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Nếu sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi.
Biểu hiện mọc răng hàm ở trẻ thường có 3 triệu chứng như sau:
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không nên để trẻ sốt cao co giật và nguy hiểm tính mạng. Nếu bé sốt nhẹ hơn chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Khi những biểu hiện mọc răng hàm ở trẻ bắt đầu, bạn có thể giúp con giảm bớt cơn đau và sự khó chịu bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thuốc giảm đau vẫn được sử dụng như phương án cuối cùng, tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bạn hãy thử một trong những cách sau:
Cha mẹ và người chăm sóc phải luôn quan sát khi sử dụng đồ chơi cho trẻ mọc răng, thìa hoặc thiết bị khác để giảm đau cho trẻ mọc răng hàm. Các biện pháp phân tán sự chú ý như tô màu, hát và nhảy múa cũng có thể giúp bé ít nghĩ tới các cơn đau.
Thực phẩm cứng, giòn cũng có thể hỗ trợ con yêu vượt qua giai đoạn này. Không giống như các bé mới mọc răng, trẻ mới biết đi có thể nhai thức ăn kỹ hơn trước khi nuốt, nhưng bé vẫn phải luôn được giám sát.
Bạn hãy thử cho con ăn cà rốt, táo hoặc dưa chuột gọt vỏ và khuyến khích bé nhai phía đang cảm thấy khó chịu. Khi cho trẻ ăn, bạn nhớ cắt nhỏ để hạn chế hóc dị vật. Trái cây ướp lạnh cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm đau khi trẻ mọc răng hàm.
Vòng ngậm cho bé mọc răng có thể không hữu ích vì chúng được thiết kế chủ yếu cho trẻ mới bắt đầu mọc răng cửa. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho con đeo bất kỳ đồ vật nào quanh cổ, chẳng hạn như vòng hổ phách mọc răng. Đây là loại vòng khá được ưa chuộng bởi các bố mẹ cho rằng cơ thể bé sẽ làm nóng hổ phách, khiến nó tiết ra dầu có chứa axit succinic.
Theo lý thuyết, axit succinic được hấp thụ vào máu, giúp bé dễ dàng giảm đau khi mọc răng hàm. Tuy nhiên, đó chỉ là lời quảng cáo, bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra lời cảnh báo rằng sản phẩm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ khiến con yêu ngạt thở nếu chẳng may nuốt phải mà còn chẳng đem lại hiệu quả thực sự.
Bạn cũng nên tránh để trẻ nhai đồ chơi bằng nhựa cứng. Những thứ này có thể làm tổn thương răng của trẻ và tăng nguy cơ trẻ nhiễm phải các chất nhựa có hại, thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm từ mủ cao su hoặc silicone.
Acetaminophen (Tylenol) vẫn là thuốc giảm đau được khuyên dùng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve) không nên dùng cho trẻ bị hen suyễn. Trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn phải kiểm tra lại liều lượng chính xác với dược sĩ, chủ yếu dựa trên cân nặng của trẻ.
Trẻ mọc răng có cảm giác giống như người lớn chúng ta vậy. Tình trạng đau nhức, sốt khi mọc răng dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn là điều hết sức bình thường dễ hiểu. Chính vì vậy các mẹ hãy nhẹ nhàng quan tâm đến con em mình bằng cách:
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm, cả 2 mẹ con sẽ khá mệt và vất vả tuy nhiên hãy cố gắng.
Trong trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
>>> Xem thêm:
- Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Những điều bố mẹ không thể bỏ qua
Giai đoạn bắt đầu dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là giai đoạn mà cả mẹ và bé đều sẽ rất vất vả. Tuy nhiên đây là biểu hiện tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ. Hy vọng những thông tin hữu ích vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ biết cách >chăm sóc con hợp lý hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!