Cậu bé vừa được 1 tháng tuổi đã ra đi mãi mãi vì sai lầm của bố mẹ, thậm chí, ngay cả cái tên bố mẹ còn chưa kịp đặt cho con.

05:00 04/09/2019

Đối với trẻ sơ sinh, việc bị nóng sốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Nó sẽ là một triệu chứng thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ biết cách xử lí. Tuy nhiên, sẽ là một hậu quả khôn lường nếu như bố mẹ thiếu kiến thức. Câu chuyện đau lòng xảy ra tại một gia đình ở Vũ Hán, Trung Quốc dưới đây là một ví dụ. Cậu bé vừa được 1 tháng tuổi đã ra đi mãi mãi vì sai lầm của bố mẹ, thậm chí, ngay cả cái tên bố mẹ còn chưa kịp đặt cho con.

Gia đình anh Liu Jun sống tại quận Tân Châu, tỉnh Vũn Hán, Trung Quốc đã rất hạnh phúc khi cách đây 1 tháng cậu con trai của anh chào đời. Cả gia đình đều hân hoan chào đón bé. Nhưng rồi bi kịch đã xảy ra, khi bé vừa tròn 1 tháng tuổi. Lúc đó, thời tiết dần chuyển sang mùa đông, nhiệt độ giảm, gia đình sợ bé bị lạnh nên đã mặc cho bé rất nhiều lớp áo, hết áo này đến áo khác, cả áo len dày khi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh, việc bị nóng sốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Nó sẽ là một triệu chứng thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ biết cách xử lí. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, điều lạ lùng là bé càng ho nhiều hơn, sổ mũi. Ban đầu bé được đặt ngủ riêng trên một chiếc giường cũi nhỏ nhưng khi thấy trời lạnh, vợ chồng Liu Jun quyết định cho con ngủ chung và đặt bé nằm giữa.

Đến giờ ngủ, cậu bé không những không ngủ mà khóc rất nhiều, mồ hôi toát ra. Vợ chồng Liu Jun đã cố dỗ dành con, đứa trẻ dần thiếp đi vì mệt. Nhưng cùng đó, mồ hôi của bé vẫn không ngừng chảy ra. Bé ngủ trằn trọc và rồi bé mê mệt trong đêm.

Sáng hôm sau khi thức dậy, gia đình nhận thấy bé có nhiều biểu hiện không tốt, cơn sốt không hề giảm. Hai vợ chồng nghĩ là con bị cảm lạnh, bị sốt nên lại tiếp tục quấn thêm một lớp quần áo nữa cho con vì cho rằng như vậy sẽ giúp con cắt được cơn sốt. Và tới 7h tối, bé vẫn tiếp tục sốt cao, không thể tỉnh dậy, mắt không mở ra, hơi thở yếu. Lúc này, hai vợ chồng Liu Jun đã nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.

Không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh vì chúng có thể khiến thân nhiệt của bé nóng hơn (Ảnh minh họa)

Liu Jun đưa con trai đến phòng cấp cứu của Bệnh viện Vũ Hán. Bác sĩ nói rằng khi đứa trẻ đến, bé đang mặc rất nhiều quần áo và bọc một cái túi bên ngoài. Khám nghiệm cho thấy đứa trẻ có ý thức, nhưng đôi mắt chậm chạp, kèm theo hơi thở yếu, sốt cao và thỉnh thoảng co giật.

Bé bị nghi ngờ mắc hội chứng sốt ở trẻ sơ sinh. Kết quả xét nghiệm sau đó cũng khẳng định phán đoán này là chính xác. Trẻ có triệu chứng mất nước do ra nhiều mồ hôi, lại không được bù nước, lưu lượng máu não bị giảm, mô não bị thiếu oxy.

Vì đứa trẻ quá nhỏ, thời gian sốt quá lâu, lại bị ủ nóng bởi quá nhiều quần áo dẫn đến suy đa tạng, chảy máu lan tỏa nhiều cơ quan và cuối cùng các bác sĩ đã không thể cứu được cháu bé.

Hội chứng sốt là gì?

Theo báo cáo, hội chứng sốt xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh vừa mới sinh. Thời điểm bé dễ bị sốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tỷ lệ mắc bệnh cao. Thông thường, cha mẹ cho con mặc quần áo quá dày, ủ quá ấm là một sai lầm tai hại. Nếu nhiệt độ trong nhà quá cao hoặc trẻ bị quấn quá chặt, có thể gây ra trường hợp khẩn cấp.

Thêm vào đó, những bé ngủ chung với bố mẹ, khi nhiệt độ cơ thể của bố mẹ tỏa ra cũng làm cho bé gặp vấn đề về thân nhiệt và dễ gây sốt, nhất là khi bé nằm giữa hai người.

Ủ ấm quá cho con có thể khiến con gặp họa (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ đã nhắc nhở cha mẹ không nên ủ ấm quá nhiều cho con, nhất là trẻ sơ sinh. Tốt nhất là nên cho con ngủ riêng trên một chiếc giường nhỏ ngay cạnh cha mẹ. Cha mẹ có thể chăm sóc, quan sát con hàng đêm mà không làm con bị ngột ngạt vì nằm chung.

Thời tiết lạnh cũng không nên mặc quá nhiều quần áo. Trẻ em có thể mặc nhiều hơn người lớn một chút nhưng không có nghĩa là bọc chúng hết lớp này đến lớp khác. Bạn có thể kiểm tra xem mặc như thế nào là vừa đủ thông qua việc kiểm tra làn da của con.

Nếu bạn cảm thấy ướt, dính điều đó có nghĩa là cơ thể của con đang đổ mồ hôi, bạn đang mặc cho con quá nhiều, hãy cởi bớt ra. Nếu phòng ngủ quá kín, bạn cũng nên mở hé cửa sổ để có thêm ôxy và sự lưu thông không khí cho bé thở.

Theo Minh Khuê/ Eva/ Khám Phá