Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác và không lặp lại sai lầm của tôi khi đến ngày thứ 5 con nhiễm virus RSV mới đưa bé đi viện.

05:30 03/12/2018

Virus RSV có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan

Tôi chẳng biết virus hợp bào hô hấp (virus RSV) là gì. Tôi không phải chuyên gia y tế. Tôi chỉ là một bà mẹ 3 con bình thường mà thôi. Giống như những bé khác, con tôi cũng hay bị sụt sịt, hắt hơi, cảm cúm mỗi khi mùa đông về. Con tôi được tiêm phòng đầy đủ, chơi rất ngoan với các bạn khác ở công viên hay khi cùng mẹ đi siêu thị. Tôi không bao bọc con quá mức.

Tháng 11 năm ngoái tôi sinh bé thứ 3. Adam sinh ra khỏe mạnh và nặng những 4,3 kg. Ngay trước lễ Tạ ơn, con trai đầu lòng của tôi bắt đầu có dấu hiệu ho dữ dội. Con không bị sốt, và sau khoảng một tuần thì khỏi. Giống như các gia đình đông con nhỏ khác, virus lây lan cho con gái 2 tuổi của tôi.

Con bé bị nặng hơn anh trai rất nhiều. Bé bị sốt cao 4 ngày đêm. Cơn ho dai dẳng khiến con nôn trớ. Con không ăn được gì và rất mệt mỏi. Cuối cùng, bác sĩ kê đơn cho con uống kháng sinh để trị nhiễm trùng ở tai thì con bé mới dần hồi phục. Hai đứa nhỏ bị ốm khiến tôi phải cho con đi khám 7 lần trong vòng 2 tuần.

Dù vậy, tôi vẫn vô cùng thiếu kinh nghiệm và ngây ngô khi đến bé thứ 3. Tôi nghĩ vì tôi cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, sức đề kháng của con sẽ tốt hơn và kháng được virus mà anh chị bé lây cho nhau. Tôi chẳng nghĩ gì nhiều và vô cùng hối hận về điều này.

 

Adam phải nằm viện 4 ngày 3 đêm và phải dùng máy thở, đặt ống truyền và uống nhiều thuốc kháng sinh.

Một buổi tối thứ 7, tôi cho con đến nhà bố mẹ chơi. Khi bố tôi bế Adam thì ông gọi tôi vào phòng khách và bảo: "Adam bị ốm nặng con ơi". Tôi không tin là con bị ốm. Tối đó, bệnh con trở nặng. Con ho ra nhiều đờm dãi. Mấy ngày sau đó như một cơn ác mộng mà tôi không muốn nhớ lại. Tôi đưa con đi bác sĩ khám hai lần, lần thứ hai thì bác sĩ phát hiện con bị nhiễm virus RSV (virus hợp bào hô hấp) và viêm tiểu phế quản.

Tôi hỏi kĩ thuật viên xét nghiệm: "RSV là gì?". Cô ấy không trả lời tôi, chỉ dặn tôi hãy chú ý sát sao đến con. Lẽ ra tôi nên đưa con đi khám nhiều hơn nữa, nhưng chỉ vì tôi thấy mình suốt ngày đưa con đi viện nên tôi đã đưa bé về.

Tối thứ 4 của tuần đó, Adam bắt đầu sốt nhẹ. Tôi không biết rằng sốt nhẹ cũng nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Tôi thật thiếu hiểu biết. Con nôn trớ ngay sau khi ăn. Sáng hôm sau, con không hề đi tiểu tiện hay đại tiện trong suốt 12 giờ, tôi thấy lo nên gọi cho bác sĩ. Họ khuyên tôi nên đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng trung ương ngay lập tức.

Adam phải nằm viện 4 ngày 3 đêm và phải dùng máy thở, đặt ống truyền và uống nhiều thuốc kháng sinh. Con phải làm rất nhiều xét nghiệm, chụp X-quang ngực, rồi thông mũi để dễ thở hơn. Dù con được chăm sóc rất chu đáo ở viện, tôi không muốn quay lại đó lần thứ 2.

Các dấu hiệu sớm khi trẻ bị nhiễm virus RSV

Mấy ngày qua tôi đã đọc nhiều bài báo về virus hợp bào hô hấp RSV trên bảng tin Facebook. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác và không lặp lại sai lầm của tôi.

1. Quan sát hơi thở của con

 

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó thở (Ảnh minh họa).

Cởi áo của con ra và quan sát lồng ngực của con khi con hít thở. Hít thở sẽ tạo ra một hình chữ V nhỏ ngay dưới cổ trẻ. Nếu hình chữ V xuất hiện khi con thở ra thì chứng tỏ con đang mất quá nhiều sức để thở. Cuối cùng, đầu con có gật lên xuống khi con thở hay không? Nếu có thì đó cũng là dấu hiệu con đang mất quá nhiều sức. Adam có những biểu hiện này nhưng tôi không biết đó là dấu hiệu của bệnh.

2. Giai đoạn đỉnh điểm của RSV là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5

Virus hoành hành nhiều ngày trước khi trẻ có thể hồi phục. Không may là tôi không đưa Adam đến viện cho đến ngày thứ 5.

3. RSV rất phổ biến

Một người trưởng thành nhiễm virus này nhiều lần trong suốt cuộc đời. Bệnh giống như cơn cảm cúm thông thường đi kèm với ho và độ nặng nhẹ khác nhau. Với bé đầu lòng của tôi thì chỉ ho, còn với con gái thứ hai thì là sốt, ho và nôn trớ. Với Adam thì là 4 ngày trong bệnh viện.

4. Cơn ho do RSV có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần

 

Khi bị nhiễm virus RSV, cơn ho sẽ kéo dài (Ảnh minh họa).

Con tôi cuối cùng cũng đã hết ho, nhưng chồng tôi và mẹ chồng thì vẫn bị. Gia đình tôi bị nhiễm virus từ tháng 11, vậy mà đến tháng 1 vẫn còn chưa khỏi ho. Các chuyên gia y tế cho biết trong mùa RSV, có khoảng 5% số bệnh nhân sẽ dương tính với RSV. Mùa đông này có đến 49% số bệnh nhân dương tính, tôi nghĩ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nên tuyên bố đại dịch.

5. Nên rửa tay thường xuyên, nhưng tốt nhất là cách ly hoàn toàn

Nếu bạn có có con nhỏ đang ho, tuyệt đối cách ly khỏi trẻ sơ sinh vì một cơn ho bình thường với trẻ 5 tuổi có thể mang mầm bệnh nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ sơ sinh.

6. Mưa mang theo virus RSV

Dù chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn nhưng các chuyên gia tại Bệnh viện nhi đồng trung ương khuyên tôi khi trời ấm lên và có mưa, virus RSV sẽ tăng cao.

Theo Hòa Nguyễn/ Helino