Cho con ăn kiểu này nên bé đã phải nhập viện chỉ sau 2 tháng khiến người mẹ ân hận tột cùng - thói quen nhiều phụ huynh Việt đang mắc mà chẳng ngờ.
- Mới 3 tuổi bị sỏi đóng dày trong túi mật gây đau đớn hôn mê sâu do mẹ mua thứ này về tẩm bổ
- Con trai 12 tuổi ngực to như quả cam, chết lặng khi nghe bác sĩ tiết lộ nguyên nhân thực sự
Mới đây, chị Lý (26 tuổi, Tô Giang, Trung Quốc) đã vô cùng ân hận và phải tích cực theo sát từng chỉ dẫn của bác sĩ để giúp con nhanh chóng lấy lại phần cân nặng đã mất. Theo đó, sai lầm của chị Lý từ việc nấu cháo cho con đã khiến bé 2 tháng liền không những không tăng cân mà còn có dấu hiệu sụt giảm, suy dinh dưỡng.
Cụ thể, phải bận đi làm cả ngày nên chị Lý không có nhiều thời gian để chế biến nhiều món cho con trai 7 tháng tuổi. Bên cạnh đó, mẹ chồng chị đã già, không tin tưởng bà nấu cháo cho cháu được sạch sẽ nên buổi sáng chị thường cố gắng dậy sớm nấu 1 nồi cháo cho con ăn cả bữa sáng và để dành đến trưa, bà nội hâm nóng lại và cho cháu trai ăn tiếp. Tuy nhiên, sau 2 tháng ăn dặm, con chị bị sụt cân trầm trọng mặc dù chị bổ sung món ăn giàu chất dinh dưỡng liên tục từ cua, thịt, cá...
Khi đi khám, các bác sĩ nhận định việc nấu cháo sai lầm của chị chính là nguyên nhân khiến con trai gặp tình trạng trên. Bác sĩ phân tích, ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Người lớn không thể phát hiện ra biểu hiện hỏng của cháo bằng mũi và mắt thông thường nên vẫn cho bé ăn tiếp cháo thừa.
Chưa kể đến việc chị Lý còn có thói quen cho rau quả vào nấu cùng một lúc với thịt, cá. Cách nấu này khiến cho lượng vitamin có trong rau củ cũng bị hao hụt. Như vậy, con chị Lý đã không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, mặc dù ăn uống đầy đủ và ăn khá nhiều.
Sai lầm khi nấu cháo cho con
Nấu cháo bằng nước lạnh
Nấu cháo cho bé bằng gạo cùng nước lạnh là vô cùng phổ biến, có tới 9/10 bà nội trợ sử dụng cách làm này. Nhưng ít người biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cháo thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.Hơn nữa, cháo nấu bằng nước lạnh cũng thường sẽ không được ngon miệng, lại mất thời gian. Vì vậy, hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cháo cho bé thơm, dẻo và ngon miệng hơn.
Dùng nước hầm xương nấu cháo
Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Và các mẹ tin rằng, việc này sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.Nhưng trên thực tế thì nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chứa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.Khi nấu cháo bằng nước xương, mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Cho gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ
Cháo ăn cho trẻ thường có vẻ nhạt nhẽo nên có nhiều bà mẹ cho thêm vào phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, những loại gia vị này có vị mặn và nồng, trẻ ăn vào có thể bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non yếu của bé và khiến trẻ không nạp thêm được những loại thức ăn khác.