Khi thấy chiều cao của con gái tăng vọt một cách bất thường người phụ nữ này đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra, bất ngờ phát hiện con đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm.
Đứa bé 6 tuổi đã dậy thì
Đứa bé 6 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội. Theo chia sẻ của gia đình, trong vòng khoảng 1 năm trở lại đây, ngực bé My phát triển to bất thường so với bạn bè cùng trang lứa. Không chỉ vậy, chiều cao của bé My cũng vượt trội hơn hẳn, chỉ trong vòng 6 tháng bé cao thêm được 8cm. Ngoài hai dấu hiệu trên, bé My chưa có thêm dấu hiệu bất thường nào.
Tuy nhiên, khi nhìn thấy con cao lớn bất thường hơn các bạn bè khác nên gia đình đã đưa bé đi khám bệnh. Tại đây các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm, cũng như chụp X-quang tuổi xương, siêu âm vú, ổ bụng, tử cung vòi trứng… đã đưa ra chẩn đoán bé My dậy thì sớm.
Bác sĩ còn cho biết, dậy thì sớm là sự phát triển đặc tính sinh dục trước 9 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi ở bé gái (hoặc có kinh nguyệt trước 9,5 tuổi ở trẻ gái). Những năm gần đây, tỷ lệ bé gái dậy thì sớm gia tăng.
Béo phì và thừa cân
Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho thấy phát triển cân nặng chênh lệch so với chiều cao, đó là dấu hiệu đáng lo đầu tiên, thêm vào đó là những nguy hại của béo phì. Chúng ta cần theo dõi chỉ số khối cơ thể của trẻ để biết tình trạng thừa cân và béo phì vì tất cả những điều này dẫn tới thay đổi hormon, gây dậy thì sớm.
Dư thừa mỡ hoặc mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin - điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất để tránh béo phì là khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 35 phút/lần.
Hấp thu nhiều đồ ăn vặt không lành mạnh
Đồ ăn vặt là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ. Hàm lượng chất béo động vật cao làm tăng yếu tố tăng trưởng giống insulin, dẫn tới dậy thì sớm. Đây là một tình trạng phổ biến ở những trẻ hấp thu mỡ động vật cao ở độ tuổi 3-7 tuổi. Mặt khác, hấp thu nhiều protein chay giúp trì hoãn quá trình dậy thì và cũng bảo vệ >sức khỏe cho trẻ. Điều này không có nghĩa bạn cần cấm trẻ ăn thịt. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa những loại thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần.
Các hóa chất môi trường
BPA - một hóa chất được tìm thấy trong hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, chất hàn răng, chai đựng nước và đồ chứa thực phẩm khác - có thể ngấm vào thực phẩm và gây tàn phá bên trong cơ thể. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với BPA là một trong những nguyên nhân chính gây dậy thì ở bé gái. Phthalates - một dạng khác của hóa chất tiềm ẩn có trong mỹ phẩm, keo xịt tóc và chất khử mùi - cũng có thể dẫn tới phát triển ngực sớm ở bé gái.