Chỉ vì quá quan tâm đến con nên vợ chồng chị Meimei mới mắc sai lầm đáng tiếc như vậy.
Bà mẹ người Mỹ - Meimei hiện có một cô con gái 2 tuổi. Vì muốn rèn tính tự lập cho con nên ngay từ khi con được 1 tuổi, chị Meimei đã cho con ngủ giường riêng trong phòng riêng. Tuy nhiên, vì nghĩ con sẽ sợ khi không có bố mẹ ở bên nên bà mẹ trẻ đã mua một chiếc đèn ngủ đặt ở đầu giường cho con gái. Mỗi buổi tối, vợ chồng Meimei thay nhau vào bật đèn thắp sáng suốt đêm canh giấc ngủ cho con gái.
Tuy nhiên khi đến thời điểm hiện tại được 2 tuổi, vợ chồng chị phát hiện con gái có chiều cao và cân nặng lớn hơn nhiều so với những đứa trẻ đồng lứa. Vừa vui mừng nhưng cũng hơi có chút lo lắng, vợ chồng Meimei đưa con gái đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi cô bé 2 tuổi được kiểm tra, các bác sĩ cho biết mức độ phát triển của bé gần bằng mức độ phát triển của một đứa trẻ 10 tuổi. Đồng thời, tuổi xương của cô bé đã bằng đứa bé 4,5 tuổi. Điều đáng buồn hơn là theo thông tin từ phía bác sĩ, trong tương lai, đứa trẻ sẽ phát triển rất chậm, thậm chí là ngừng phát triển.
Sau khi hỏi thăm về thói quen sinh hoạt của bé, bác sĩ nhận định nguyên nhân được cho là bé đã ngủ dưới ánh đèn điện một thời gian dài. Chính thói quen này đã khiến cô bé sớm phát triển.
Vậy, làm thế nào mà một ánh đèn nhỏ có tác dụng lớn như vậy?
Khi mọi người ngủ, một lượng lớn melatonin được tiết ra từ tuyến tùng của cơ quan nội tiết trong não người. Tuyến tùng có một đặc điểm, nếu nhãn cầu tiếp xúc với nguồn sáng, nó sẽ ức chế melatonin. Vì thế, khi một đứa trẻ ngủ vào ban đêm mà có ánh sáng chiếu vào mắt của trẻ sẽ làm giảm sự tiết ra melatonin bởi tuyến tùng. Nếu trẻ ở trong trạng thái này trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra sự kích thích hormone nang trứng do giảm melatonin, và sau đó nó có thể dẫn đến dậy thì sớm.
Không chỉ vậy, việc sử dụng đèn ngủ trong khi ngủ trong thời gian dài còn có những nhược điểm khác đối với trẻ:
1, Dễ gây cận thị cho trẻ
Độ tuổi 2-3 rất quan trọng cho sự phát triển thị lực của bé và môi trường ánh sáng tốt hay xấu là một trong những chìa khóa ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Khi trẻ ngủ, mắt sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Khi ánh sáng mạnh, các dây thần kinh và cơ mắt sẽ ở trạng thái căng thẳng, mắt sẽ không được nghỉ ngơi tốt và sự phát triển của nhãn cầu có mối quan hệ mật thiết với ánh sáng. Nếu đây là trường hợp xảy ra trong một thời gian dài, nó có thể khiến trẻ sớm bị cận thị.
2, Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có mối quan hệ mật thiết với giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ tốt có thể khiến cơ thể trẻ được điều chỉnh tốt hơn. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc với ánh sáng, có thể cản trở sự tiết hormone tăng trưởng, do đó làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, ảnh hưởng đến chiều cao của chúng.
Ảnh hưởng của đèn ngủ đối với trẻ rất lớn. Nếu trẻ không có thói quen sử dụng đèn ngủ, hãy hướng dẫn trẻ cách tránh xa điều này. Nếu trẻ có thói quen sử dụng đèn ngủ, cha mẹ nên có biện pháp giảm dần việc mở đèn ngủ.
Để đứa trẻ dần dần thích nghi với giấc ngủ mà không có đèn ngủ, cha mẹ có thể cho trẻ đi ngủ và đợi cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi thì tắt đèn ngủ. Trên thực tế, thói quen bật đèn và ngủ hầu hết là do người lớn hình thành cho trẻ. Và để trẻ dần thay đổi một thói quen cần phải dần dần thích nghi với trẻ từ tâm lý và sinh lý.
>Cách giúp trẻ ngủ ngon không cần bật đèn
Đầu tiên, tạo một môi trường ngủ tốt cho con bạn
Khi con ngủ, mẹ nên kéo rèm cửa lên để ngăn ánh sáng bên ngoài cửa sổ ảnh hưởng đến trẻ. Cha mẹ nên cố gắng không tạo ra quá nhiều tiếng ồn để tránh làm phiền giấc ngủ của trẻ.
Thứ hai, khuyến khích trẻ không dùng đèn ngủ
Cha mẹ có thể dành phần thưởng cho bé nếu như thói quen dùng đèn khi ngủ của trẻ dần dần được bỏ đi.
Cuối cùng, hãy nói con đừng sợ
Một số cha mẹ thường nhắc đến "quỷ và ma" để dọa trẻ, làm cho trẻ ngoan ngoãn. Thực tế, điều này không tốt lắm, sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ bóng tối nên không dám ở một mình trong đêm. Hãy hình thành cho bé suy nghĩ đúng đắn và để trẻ có can đảm đối mặt với những điều chưa biết.
Một số trẻ có thể sợ bóng tối và chúng không sẵn sàng tắt đèn ngủ. Vào thời điểm này, cha mẹ nên quá lo lắng, phải dần dần giúp bé. Cha mẹ có thể đưa con đi dạo trong đêm trăng sáng, dạy con biết điều kỳ diệu của bóng tối và để con từ từ chấp nhận màn đêm. Cha mẹ cũng có thể sử dụng đèn ngủ tối hơn hoặc đèn ấm hơn, sẽ có tác động nhỏ hơn đối với trẻ.