Nạn bắt cóc trẻ em ngày càng phổ biến và có thể diễn ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng phòng thân cơ bản.
Trẻ em khó có thể hiểu ai là người lạ và ai là người có thể tin tưởng. Trẻ có thể tưởng rằng người lạ là người trông đáng sợ, nhưng không phải lúc nào tội phạm cũng có vẻ ngoài như thế.
Những người lạ cũng có thể trông rất thân thiện, tử tế, ưa nhìn. Thực tế, các vụ >bắt cóc> trẻ em thường được thực hiện bởi những người mà trẻ có quen biết và không coi là người lạ.
2. Ai được coi là người lớn 'an toàn'
Hãy lập cho trẻ một danh sách những người trẻ có thể tin tưởng, những người có thể đón con đi học từ trường về hoặc vào nhà khi con ở một mình. Đó có thể là người thân, hàng xóm bạn biết rõ, hoặc cô bảo mẫu.
Hãy nói cho con biết về những người đó, và nói rằng nếu có ai đó ngoài những người này muốn tiếp cận con khi ở bên ngoài, thì con không nên nói chuyện với họ.
Cha mẹ cũng có thể đặt một "mật mã" mà chỉ bạn, con và những người "an toàn" biết. Bằng cách này, con có thể dễ dàng hiểu ai là người tin tưởng được.
3. Chạy về hướng ngược lại của xe ô tô
Hãy dạy con biết rằng nếu con bị một người lái ô tô theo dõi, con nên chạy về hướng ngược lại với chiếc xe. Như thế, chiếc ô tô sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian chạy trốn hơn.
4. Tìm những bà mẹ có con nhỏ
Nếu con bị lạc và xung quanh con không có người lớn "an toàn" nào trong danh sách trên, con hãy tìm một bà mẹ đi với con nhỏ và nhờ họ giúp đỡ.
Con cũng có thể tìm đến chú cảnh sát, chú bảo vệ, nhưng thường thì tìm một người phụ nữ có con nhỏ sẽ dễ dàng hơn.
5. Để người khác biết con đang gặp nguy hiểm
Trẻ nhỏ thường ăn vạ, la hét, nên một đứa trẻ la hét sẽ không khiến mọi người chú ý nhiều, ngay cả khi trẻ đang gặp nguy hiểm.
Do đó, trẻ cần phải kêu cứu người khác bằng những câu như: "Cô là ai? Bỏ cháu ra!" hoặc "Cháu không biết cô! Cứu cháu với!".
6. Con có thể làm vỡ đồ
Nếu la hét, kêu cứu không có tác dụng và trẻ cần thu hút nhiều sự chú ý hơn, thì trẻ có thể làm vỡ đồ đạc trên giá hay dùng đá đập vỡ cửa ô tô.
7. Học cách từ chối
Trẻ nên biết cách từ chối người lớn nếu đó không phải cha mẹ hay người lớn "an toàn". Trẻ nhỏ thường khó có thể kiên định từ chối người lớn, nhưng cha mẹ cần dạy con biết làm điều đó.
Bạn cũng có thể chơi đóng kịch các tình huống khác nhau với con, ví dụ khi có người lạ cho con kẹo hay nhờ con giúp đỡ để xem con sẽ xử lý như thế nào.
8. Dạy con an toàn trên mạng
Hãy nói chuyện với con về những việc con thường làm trên mạng xã hội, những ứng dụng con dùng và những người con hay nói chuyện cùng.
Hãy đảm bảo rằng con bạn biết là trên mạng cũng có thể nguy hiểm và con nên cẩn thận khi nói chuyện với người lạ.
Cha mẹ cũng có thể giúp con xác định những người trên mạng nào là bạn bè, người thân thật ngoài đời chứ không phải kẻ giả mạo.