Nếu trẻ mắc cúm B và có những dấu hiệu sau thì bố mẹ/người chăm sóc nên đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thông thường >trẻ mắc cúm B khi bị cúm nhẹ sẽ điều trị và chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, với các trẻ có 8 biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ.
- Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm.
- Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp.
- Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao).
- Trẻ không ăn/uống.
- Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường).
- Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…
- Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều..
- Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng. Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ.
Cha mẹ/người chăm sóc không tự ý gọi xét nghiệm chẩn đoán cúm B cũng như các xét nghiệm khác, không tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng vi rút cho trẻ mà nên theo tư vấn, chỉ định của các bác sĩ.
- Giữ khoảng cách xa tối thiểu 1m với những người có các triệu chứng cúm
- Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng cúm, bạn nên để trẻ ở nhà không đi học
- Rửa tay trước khi chạm vào mắt, mũi và miệng
- Sử dụng khăn giấy hoặc mặt trong cánh tay khi bạn ho và hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy vào nơi quy định và rửa tay
- Không cho trẻ dùng chung các vật dụng như cốc uống, thìa, bình sữa, đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì tiếp xúc với miệng hoặc mũi
- Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào.