Lo lắng vì thấy bé chậm biết đi và lười vận động, mẹ trẻ bất ngờ khi phát hiện tã xệ, vón cục lại tác động đến quá trình tập đi của trẻ.
Tã xệ và ảnh hưởng không ai ngờ
Nhiều năm làm công tác chăm sóc trẻ sơ sinh, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh (Hà Nội), cho biết ngày càng nhiều bố mẹ, đặc biệt là các mẹ có con lần đầu tìm đến ông nhờ thăm khám khi thấy con chậm biết đi. Một số mẹ còn thắc mắc vì họ chăm con rất kỹ, bồi bổ đầy đủ, cùng con khám phá vận động theo nhiều tài liệu tham khảo, ấy vậy mà bé vẫn cứ ì ra và chậm biết đi làm cho mẹ sốt ruột vô cùng. Nhiều người áp lực đến mức lo nghĩ con có bị thiếu chất gì hay không, có bị bệnh gì hay không…
Đến lúc kiểm tra, >sức khỏe bé bình thường, bác sĩ tìm hiểu thói quen chăm bé hàng ngày của mẹ thì hóa ra nguyên nhân lại nằm ở chính những chiếc tã không phù hợp, xệ, nặng mà bé đang mang hàng ngày. Lúc này, mẹ mới ngỡ ngàng bảo rằng không hề biết một vật dụng đơn giản, bình thường như vậy lại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tã xệ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé
Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ Lê Minh Trác, việc chọn tã, hay cách mặc tã cho trẻ cũng được nhiều cơ quan nghiên cứu ở một số quốc gia đã thử nghiệm và đưa ra nhận định về tác động của bỉm tã đến khả năng vận động của trẻ nhỏ. Cụ thể, một nghiên cứu từ US National Medicine của Mỹ năm 2013 cũng chỉ ra rằng việc bé mặc tã sẽ gây "vướng" giữa 2 chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế di chuyển của bé, làm trẻ dễ đi hai hàng.
(A) Hình mô phỏng đường đi của trẻ sơ sinh thông thường khi không mặc tã, mặc tã quần thông thường và tã vải. Đường đi của trẻ được mô phỏng từ trên xuống dưới. Các điểm trên sơ đồ thể hiện lực bàn chân được ghi lại trên thảm đo bước chân.
(B) Thông số dáng đi được minh họa bằng những bước chân được ghi lại trên thảm. Trên cùng: Chiều rộng bước là khoảng cách từ bên này sang bên kia giữa hai chân. Giữa: Chiều dài bước là khoảng cách từ trước đến sau, giữa các bước chân liên tiếp. Dưới: Cơ sở động là góc giữa ba bước liên tiếp.
"Các mẹ nên biết rằng việc vận động giai đoạn đầu đời rất quan trọng, vì trẻ vận động đồng nghĩa với khám phá, học hỏi, hình thành các kỹ năng cho bản thân. Một tã đầy xệ có thể nặng 1kg, nếu bé mặc một chiếc tã xệ về lâu dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc cơ sinh học trong quá trình tập đi và cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm biết đi", bác sĩ Trác chia sẻ.
"Hiểu trẻ" để giúp bé phát triển vận động đúng cách
Bên cạnh việc khuyến cáo về chiếc tã xệ, bác sĩ Lê Minh Trác cũng đưa lời khuyên đến các bậc cha mẹ là hãy cố gắng "hiểu" trẻ để biết cách hỗ trợ tốt nhất cho con, giúp trẻ phát triển khả năng vận động trong những năm đầu đời.
Đừng quan niệm rằng trẻ "3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi", và nếu đến mốc thời điểm như trên mà bé vẫn chưa thực hiện được thì mẹ lo âu và tìm cách "ép bé". Bởi lẽ, tùy vào mỗi em bé mà mốc thời gian phát triển vận động sẽ khác nhau, có trẻ biết đi khi 10 tháng tuổi nhưng cũng có trẻ đến 17 tháng mới biết đi. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập đi những bước đầu tiên khi được 9-12 tháng tuổi và 15 tháng có thể đi lại khá tốt. Trong khi đó, một số trẻ có thể trì hoãn việc tập đi tới tận tháng thứ 17. Bố mẹ cần quan sát các dấu hiệu của bé để biết cách phối hợp và hỗ trợ vận động cho con một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu đến hết 18 tháng tuổi mà bé chưa biết đi thì bố mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự. Trẻ bị coi là chậm biết đi khi và chỉ khi đến hết thời điểm 18 tháng tuổi mà vẫn chưa đi được. Và chắc chắn các dấu hiệu chậm phát triển vận động trước đó của bé cũng ảnh hưởng lớn đến mốc thời gian này nên bố mẹ cần để ý để hiểu rõ các biểu hiện cơ bản trong quá trình bé vận động.
"Hiểu trẻ" để giúp bé phát triển vận động đúng cách
"Điều quan trọng là bố mẹ cần dành thời gian chơi cùng con, quan sát và hỗ trợ ngay khi thấy trẻ gặp trở ngại. Vận động cùng ba mẹ luôn tạo ra niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện giai đoạn đầu đời. Để ý con đến từng chi tiết nhỏ nhất như cái tã, bộ quần áo sẽ giúp bố mẹ kết nối với con tốt hơn cũng như tránh được những hậu quả không đáng có", bác sĩ Trác nói thêm.
Bác sĩ cũng khuyên mẹ nên lưu ý đến chế độ >dinh dưỡng hợp lý để giúp con phát triển tối ưu cơ xương, cải thiện chiều cao, chọn thời gian vận động hợp lý, không kéo dài quá lâu để tránh mệt mỏi, chọn hoạt động phù hợp, không vận động quá sức vì dễ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
Chỉ cần một chút "thấu hiểu" và hỗ trợ đầy tinh ý của mẹ như thế, bé sẽ dễ dàng tập đi, biết đi vững sớm và có dáng đi đẹp, tránh được tình trạng đi hai hàng ngay từ lúc ban đầu.