Trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển, kết quả của một nghiên cứu cho hay.
Một nghiên cứu gần đây từ bệnh viện Nationwide Children’s Hospital ở Ohio, Mỹ kết luận rằng một đứa trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí nãocàng phát triển.
Nghiên cứu thực hiện trên 125 em bé, cả sinh non và sinh đủ tháng, nhằm đánh giá sự phản ứng của chúng với những va chạm vật lý. Kết quả là những em bé sinh non phản ứng lại những tín hiệu tình cảm và cử chỉ yêu thương của người thân ít hơn các bé sinh đủ tháng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các em nhỏ được bố mẹ hoặc nhân viên bệnh viện ôm ấp nhiều hơn sẽ có sự phản ứng não bộ mạnh mẽ hơn.
Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nathalie Maitre, những động chạm cơ thể đơn giản hoặc đu đưa bé trong vòng tay bạn cũng sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn trong sự phát triển của bộ não trẻ. Các em bé sinh non cần có sự tiếp xúc tích cực như da tiếp da từ bố mẹ. Tác dụng của việc này cũng tương tự như với những bé sinh đủ tháng.
Một thống kê ở Romania cũng cho thấy, những đứa trẻ ở trại trẻ mồ côi bị thiếu hụt tình yêu thương, ôm ấp vỗ về, chuyện trò đã phải gánh chịu những tác động sâu sắc. Có thể kể đến như việc chúng không thể kết nối, vui chơi, cười nói hay cởi mở thoải mái như những đứa trẻ bình thường khác.
Trí thông minh cảm xúc hay các hành vi, kỹ năng xã hội của những đứa trẻ mồ côi này cũng rất kém. Và dù cho dù khi những đứa trẻ này được nhận nuôi, được bù đắp, thoát ra khỏi trại trẻ mồ côi thì những tổn thương, thiếu hụt vẫn còn đó và không có cách nào xóa đi được.
Vậy nên, những đứa trẻ thật sự cần được bố mẹ thể hiện yêu thương qua những hành động ôm ấp từ khi mới sinh ra đời. Từ trước đến nay, những cái ôm, sự va chạm vật lý còn được biết đến với rất nhiều lợi ích khác như:
- Những cái ôm giúp thay đổi nhịp tim, làm giảm huyết áp và cortisoltrong máu, làm não bộ cảm thấy tốt hơn, kích thích vùng hippocampus - khu vực điều chỉnh bộ nhớ.
- Giúp trẻ nhận thức được rõ ràng về cơ thể của mình. Những hành động yêu thương như vuốt ve nhẹ nhàng làm tăng khả năng của não bộ, hình thành nên cảm giác tích cực về bản thân.
- Những va chạm vật lý cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với sự phát triển cảm xúc, không chỉ ở giai đoạn sơ sinh mà còn xuyên suốt trong những năm tháng ấu thơ và sau đó nữa.
- Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những sự va chạm vật lý còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở trẻ sơ sinh. Một số phát hiện thú vị cho hay, những trẻ sơ sinh được massage 15 phút 3 lần mỗi ngày sẽ có sự tăng cân nhanh hơn đến 47% so với những trẻ khác. Những trẻ sơ sinh được massage nhiều cũng cho thấy dấu hiệu hệ thống thần kinh phát triển nhanh hơn, trở nên năng động hơn, phản ứng nhạy hơn trước một khuôn mặt hay sự rung động nào đó.
- Đáp ứng nhu cầu cảm xúc của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc để trẻ nằm khóc một mình là không tốt, gây nên những cảm xúc tiêu cực cho trẻ. Một đứa trẻ sẽ hạnh phúc, an tâm hơn khi khóc mà mà được đáp lại.
- Ảnh hưởng tích cực đến tương lai: Khi trẻ được bố mẹ ôm ấp, cưng nựng và nuôi dưỡng bằng yêu thương thì cũng có xu hướng dành những điều này cho các mối quan hệ trong tương lai của mình.
- Những cái ôm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi áp lực nhẹ nhàng lên xương ức có khả năng kích thích, kiểm soát và cân bằng việc sản xuất bạch cầu của cơ thể và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Những cái ôm cũng dễ dàng làm dịu cơn giận. Nhiều người cho rằng việc ôm một đứa trẻ đang cáu giận là đồng nghĩa với việc cổ vũ những hành vi xấu. Thế nhưng, khi một đứa trẻ đang cáu giận thì đơn giản là chúng đang không kiểm soát được cảm xúc và rất cần một cái ôm hoặc cử chỉ mang lại sự an tâm cho mình.
- Nuôi dưỡng một em bé thông minh. Chơi với trẻ, ôm ấp trẻ, giữ trẻ trong vòng tay là những điều rất quan trọng để phát triển cả về cảm xúc và thể chất cho trẻ. Việc thể hiện tình cảm yêu thương là một cách dễ dàng để tăng cường phản ứng não bộ của trẻ và nâng cao các khả năng tương tác xã hội sau này.