Không để quần thần gọi con là hoàng tử, không có sinh nhật cho tới năm 20 tuổi… hoàng tử Bhutan được nuôi dạy bằng tình yêu và sự khắt khe của 1 người đứng đầu đất nước.
- Nhớ 7 điều này, mẹ tự dạy ở nhà mà con 3 tuổi "bắn" Tiếng Anh vèo vèo
- 4 mẹo nhỏ giúp trẻ tự tin, không bị nói lắp cha mẹ nào cũng nên dạy con từ nhỏ
Jigme Khesar Namgyel Wangchuck lên ngôi vào năm 2008, là vua đời thứ 5 của Bhutan. Trong những năm trị vì vị quốc vương trẻ tuổi chu du khắp chiều dài đất nước và thể hiện xuất sắc vai trò của người đứng đầu vương quốc.
Ông là người đã thực hiện những cải cách nhằm phát triển Bhutan từ một nước bị coi là nghèo khó, gần như cô lập với phần còn lại của thế giới, thiếu thốn đủ thứ thành quốc gia được cả thế giới công nhận là hạnh phúc nhất.
Se duyên cùng quốc vương là hoàng hậu Jetsun Pema người tuy chỉ xuất thân từ một gia đình thường dân nhưng lại có tài sắc vẹn toàn khiến Quốc vương hoàn toàn say đắm từ khi còn rất nhỏ.
Vào ngày 13/11/2011, trong sự chúc phúc của người dân, hai người làm lễ cưới bằng một nghi lễ Phật giáo kéo dài trong 5 giờ, đặt dấu chấm cho cuộc tình đẹp như mơ, mở cánh cửa mới bước vào cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
4 năm sau đó, hoàng tử bé Wangchuck ra đời trong niềm vui sướng hân hoan của cả đất nước và nhanh chóng được mệnh danh là một trong những em bé hoàng gia đáng yêu nhất. Mỗi lần hình ảnh của bé được công bố đều khiến nhiều trái tim trên thế giới loạn nhịp.
Không chỉ “mê hoặc” mọi người bằng vẻ đáng yêu, hoàng tử bé dù mới chỉ 2 tuổi nhưng đã nhận được nhiều sự yêu mến với những cư xử ngoan và lễ phép. Có thể nói, hoàng tử được như vậy cũng nhờ có cách nuôi dạy và giáo dục của vua cha và hoàng hậu.
“Đây không phải những tính cách bộc phát có từ khi sinh ra của 1 cậu bé mà là thói quen hình thành từ quá trình nuôi dậy con của vua Bhutan và hoàng hậu".
“Trong chuyến thăm Ấn Độ chính thức cùng bố mẹ mới đây vào tháng 11 năm ngoái. Ngoài vẻ ngoài đáng yêu, hoàng tử Wangchuck còn “đốn tim” người dân Ấn Độ bằng những cử chỉ như lễ phép như chắp tay chào Thủ tướng Ấn Độ, nhận quà bằng hai tay, luôn ngoan ngoãn và nghiêm túc,… dù chỉ mới 2 tuổi.
Không giống những cậu bé khác, thích mè nheo, làm nũng hay hò hét, theo lời người phụ trách hình ảnh của vua và hoàng hậu kể lại, hoàng tử Wangchuck không hề nô đùa nghịch ngợm khi vào văn phòng làm việc của cha, cậu ngồi rất nghiêm túc khi tiếp khách và vào chùa đã biết cúi đầu lạy phật, giơ 2 tay xin nước thánh.
Không có vua - tôi, hoàng tử… vua cha Jigme Khesa cấm tất cả quần thần gọi con mình là hoàng tử và không muốn mọi người chăm sóc quá làm hư hỏng con. Bởi ông muốn để con sống giống như thường dân và phát triển như một đứa trẻ bình thường - biết quan tâm, san sẻ với những người quanh cậu.
Nếu trong giới quý tộc, con nhà quyền quý ngày sinh thần luôn là ngày quan trọng nhất, linh đình nhất và tốn kém nhất. Thì với vua Bhutan sinh nhật của con trai chỉ là 1 ngày bình thường trong năm, nó chỉ quan trọng vì đấy là dấu mốc đánh dấu ngày cậu bé ra đời, không hơn không kém.
Vì lẽ đó, sinh nhật đầu tiên của hoàng tử chỉ được đánh dấu bằng một vài trang lịch, sinh nhật 2 tuổi cũng vô cùng im hơi lặng tiếng. Trước đó, vua cha từng tuyên bố, hoàng tử sẽ không được phép tổ chức tiệc sinh nhật tới khi cậu 20 tuổi, độ tuổi đủ để nhận thức cuộc sống.
Yêu thương không đồng nghĩa với đùm bọc và cưng nựng mà còn là đối xử với con như 1 người lớn và đặt ra những quy tắc ứng xử từ sớm để giúp con làm quen với cuộc sống, hình thành những thói quen tích cực - đấy là điều rất nhiều bà mẹ Việt nên học từ quốc vương của đất nước hạnh phúc này.