Các nhà khoa học đã thống kê được một số gia đình kiểu mẫu dễ tạo ra những đứa con xuất chúng, có tiềm năng thành công mai sau.
Chắc hẳn bạn đang rất tò mò xem gia đình bạn có thuộc 1 trong 4 loại gia đình kiểu mẫu dưới đây hay không. Vậy thì còn chờ gì nữa nào, chúng ta hãy cùng khám phá ngay nhé!
Không “lên kịch bản” sẵn cho cuộc đời con
Đa số gia đình châu Á vì tiếng thơm của dòng họ và vì bảo vệ thanh danh của chính mình, nên họ sẵn sàng lên kịch bản sẵn cho cuộc đời con như: học trường nào, ngành gì, làm chỗ nào, lấy ai làm vợ/chồng...
Hãy nhớ rằng, đứa trẻ cũng là một con người và sẽ trưởng thành sau này. Vì vậy, khi bạn lập trình sẵn cuộc đời trẻ giống như một cái máy tính, sẽ làm giảm khả năng tự lập và ý chí sinh tồn của bé.
Hơn nữa, cơ thể, tâm sinh lý và tư duy của trẻ sẽ thay đổi qua từng độ tuổi. Cho nên dù bạn có “vẽ đường cho hươu chạy” thật chi tiết như thế nào, bé cũng không thể đi theo đường lối đó khi lớn lên. Hơn nữa, bé càng lớn lại càng có ham muốn chứng tỏ bản thân, nên sẽ có xu hướng tự phá luật và đi theo suy nghĩ tự phát của mình. Vì vậy, dù bạn có xót con thế nào, cũng hãy cố gắng buông tay và cho con có cơ hội được “cháy” hết khả năng của mình ngay từ nhỏ.
Các thành viên trong gia đình yêu thương, tôn trọng nhau
Ông Theodore Hesburgh – Chủ tịch đại học Notre Dame (Mỹ) nói rằng: Điều tốt nhất mà người cha có thể làm cho các con là yêu thương mẹ của chúng. Còn điều tốt nhất mà mẹ có thể làm cho gia đình chính là tôn trọng cha bọn trẻ.
Những đứa trẻ lớn lên trong nền tảng của tình yêu thương gia đình sẽ trở nên mạnh mẽ trước cuộc sống ngập tràn sóng gió. Không chỉ vậy, bọn trẻ khi nhận đủ tình yêu thương trong nhà, sẽ biết cách truyền đi năng lượng này với người khác, với xã hội.
Ngược lại, nếu đứa trẻ lớn lên trong một môi trường không lành mạnh, sẽ sinh ra cảm giác bất an, không tin tưởng vào cuộc sống và bất mãn với chính mình, với người khác.
Các thành viên trong nhà giỏi kiềm chế cảm xúc
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp, sẽ có những lúc giận dỗi và trách mắng nhau. Thế nhưng, nếu cha mẹ biết làm gương cho con, biết kiềm chế cảm xúc hoặc có thể tranh cãi ở nơi nào đó không có mặt con, thì con cái cũng sẽ biết cách sống lí trí, không để cảm xúc dẫn dắt.
Ngược lại, nếu đứa trẻ lớn lên trong một gia đình ngập tràn tiếng cãi vã, chửi rủa, tay đấm chân đá... sẽ dễ trở nên nóng nảy, hung bạo trong cuộc sống, thậm chí là giải quyết mọi việc theo cảm tính. Mà điều này sẽ gây cản trở rất lớn trong sự nghiệp học hành và công việc của bé sau này.
Cách thành viên trong nhà luôn nói điều tích cực
Bạo lực ngôn từ không thể để lại vết thương ngoài da, nhưng để lại di chứng nặng nề cho tâm lý. Điều này đã được chứng minh bởi nhiều chuyên gia trên khắp thế giới.
Do đó, nếu cha mẹ dành những lời độc hại cho nhau hay cho con, sẽ chỉ mang đến sự sợ hãi và tự ti cho trẻ. Đặc biệt hơn, những lời lẽ tiêu cực đó sẽ ám ảnh bé đến khi trưởng thành, khiến bé không thể phát triển tư duy một cách mạnh mẽ như bình thường.
Có thể nói, một đứa con khỏe mạnh và thông tuệ là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng quan tâm. Thế nhưng, vì nhiều quan niệm sai lầm dễ dẫn đến sự giáo dục không lành mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của bé. Do đó, nếu bạn đã tìm thấy điều gì đó tuyệt vời qua 4 loại gia đình kiểu mẫu trên, hãy áp dụng cho con cái để chúng cũng có cơ hội được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện nhé!