Gà trống một mình nuôi con hơn 10 năm trời, ông Li không ngờ rằng việc ông để con gái 15 tuổi ngủ chung lại khiến con biến đổi tâm lý khủng khiếp ở tuổi dậy thì.
Ông Li, 45 tuổi (Quảng Đông, Trung Quốc) làm bố đơn thân khi gần 30 tuổi. Một tay chăm sóc nuôi nấng con gái Tiểu Bối đến khi trưởng thành khiến ông Li luôn coi con gái là bảo bối, dành hết tình yêu thương cho con mình.
Thiếu hơi mẹ từ bé nên Tiểu Bối thường xuyên ngủ cùng bố và cô bé ngẫu nhiên coi đó là điều bình thường không thể thiếu trong cuộc sống. Tháng 8-2019, Tiểu Bối tròn 15 tuổi, ông Li hiểu rằng con gái đã đến tuổi dậy thì cần có khoảng cách và để con ngủ riêng.
Khi đề nghị với Tiểu Bối, cô bé phản ứng dữ dội và quyết không ngủ riêng chỉ vì... đã quen ngủ với bố. Không đành lòng, ông Li vẫn quyết xách gối sang phòng khác để con ngủ một mình nhưng nửa đêm, Tiểu Bối vẫn sang phòng bố nằm gối đầu lên tay ngủ ngon lành.
Sáng hôm sau, ông Li giải thích cho con hiểu "Bây giờ con đã lớn, con gái không thể ngủ chung với bố, con có hiểu không?", đáp lại Tiểu Bối chỉ khẳng định "Bố là người đã sinh ra con, con không thấy xấu hổ gì cả, con sẽ ngủ với bố cho đến lúc lấy chồng". Cảm thấy bất lực trước con, ông đành đợi tìm thời điểm thích hợp để nói cho Tiểu Bối hiểu.
Chưa kịp nói thì ông Li đã phát hiện một chiếc bao cao su trong cặp sách của con gái sau giờ tan trường. Cảm thấy bàng hoàng trước những gì nhìn thấy, người đàn ông lấy hết bình tĩnh để nói chuyện với con gái.
Khi bị cha chất vấn về chiếc bao cao su trong cặp sách, cô con gái 15 tuổi không có một chút biểu cảm nào hoảng sợ trên gương mặt. Ngược lại, Tiểu Bối bình tĩnh trả lời, "Bạn trai con đưa cho con, anh ấy nói để bảo vệ an toàn hơn".
Ông Li đứng hình trước câu trả lời của con gái, không ngờ cô con gái 15 tuổi đã biết yêu và làm chuyện đó ở độ tuổi quá sớm. Cô bé biết sử dụng biện pháp an toàn là điều đáng mừng, nhưng ông Li vẫn lo lắng vì những gì đang xảy ra với con và tự hứa sẽ quan tâm đến cuộc sống của con nhiều hơn.
Câu chuyện của ông Li chắc chắn không ít bậc cha mẹ gặp phải trong cuộc sống thường ngày, mỗi người có một cách giải quyết riêng nhưng cần xác định việc yêu thương con và việc rèn cho con tính tự lập ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ là chuyện nên làm.
Ngủ chung với cha mẹ quá lâu ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, sự phát triển thể chất của một đứa trẻ, có thể để lại một số hệ lụy không tích cực như sau:
Nảy sinh tình cảm với bố, mẹ
Nghe có vẻ vô lý nhưng nếu để bé gái quá phụ thuộc vào bố, bé trai phụ thuộc vào mẹ thì sự gắn bó đó có thể dễ dàng tạo ra phức cảm Oedipus - một dạng tâm sinh lý bất thường của trẻ. Trẻ gái sẽ coi mẹ là "kẻ thù", sợ mẹ sẽ cướp bố từ tay mình, tương tự với bé trai sẽ cảm thấy bố đáng ghét và ghen tuông, tức tối khi bố tình cảm với mẹ. Cậu bé sẽ mong muốn sở hữu mẹ mình và thay vào vị trí cha, người mà cậu coi là kẻ thù tranh cướp tình cảm của mẹ dành cho mình.
Dạng tình cảm tâm sinh lý này có thể xảy ra khi trẻ khoảng 3 đến 5 tuổi, thời điểm này phức cảm Oedipus được coi là bình thường, dễ dàng thay đổi và điều chỉnh nếu bố mẹ tinh ý. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn, nếu xuất hiện phức cảm Oedipus, trẻ sẽ dễ bị cảm xúc tiêu cực này chi phối, ảnh hưởng không tốt đến phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần biết khi nào nên bước ra khỏi thế giới của con, cho con tự lập ngủ riêng khi cần thiết.
Nhận thức mơ hồ về giới tính
Trong các gia đình cha mẹ đơn thân, con gái sẽ ở cùng với cha, con trai sống với mẹ trong thời gian dài. Thông thường, các cha mẹ này không chú ý đến khoảng cách giữa nam giới và nữ giới, ăn cùng nhau, tắm và ngủ cùng nhau. Khi trẻ lớn lên trong một môi trường như vậy, chúng sẽ có một sự hiểu biết mơ hồ về giới tính và không biết duy trì khoảng cách nhất định với người khác giới.
Có vấn đề về tâm lý
Để con cái trong gia đình bố mẹ đơn thân ngủ với cha hoặc mẹ trong thời gian dài sẽ để lại không ít hậu quả về sự phát triển tâm lý của trẻ. Ngủ chung quá lâu, khi lớn lên, trẻ sẽ tò mò về tình dục, bởi ngủ chung, tiếp xúc cơ thể lâu dài với người khác giới chắc chắn sẽ có phản ứng sinh lý. Trẻ em có tâm lý dị dạng này khi bước vào xã hội sẽ trở thành "lạc loài", khó được người khác nhìn nhận, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Có thể hiểu rằng, với những bố mẹ đơn thân, họ luôn có một tình yêu đặc biệt hơn với con cái, lúc nào cũng muốn yêu thương và bảo vệ con. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, những bậc cha mẹ này cũng nên tạo khoảng cách, "buông tay" để trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh, bình thường!