Mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết khoa tiếp nhận một bệnh nhi bị rắn cổ đỏ cắn vô cùng thương tâm. Song, bệnh nhi đã được các bác sĩ cấp cứu thành công.
- TP.HCM tiếp tục rà soát và hỗ trợ đợt 3 cho người dân khó khăn do dịch Covid-19
- Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh việc người dân đã tiêm vaccine nhưng chưa được cập nhật lên hệ thống
Vào ngày 13/9, một bệnh nhi 16 tháng tuổi - L.A.K. đã được các bác sĩ ở BV Đa khoa tỉnh Điện Biên và các chuyên gia BV Bạch Mai cấp cứu thành công. Được biết, bệnh nhi này đã bị rắn lục cắn đến mức có các biểu hiện nghiêm trọng như: khó thở, vết thương chảy máu, sưng nề, xuất huyết dưới da mu bàn tay trái.
Theo chia sẻ từ Phụ nữ Việt Nam, Trước đó, bé tự chơi tại lán trong lúc cha mẹ làm rẫy trên nương. Song, bé bất ngờ bị rắn màu xanh cắn vào mu bàn tay trái, gây đau, sưng nhẹ, chảy nhiều máu. Sau đó, người nhà phát hiện, đã cầm máu và đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ điều trị chia sẻ rằng cháu bé được đưa vào viện trong tình trạng vẻ mặt lừ đừ, khó thở, vết thương chảy máu, sưng nề, xuất huyết dưới da mu bàn tay trái. Sau khi khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các bác sĩ nhận định tình trạng của bé rất nặng nên đã hội chẩn với các chuyên gia chống độc của bệnh viện Bạch Mai. Tiếp đó, các bác sĩ đã tiến hành truyền huyết thanh kháng nọc, bù các yếu tố đông máu, truyền kháng sinh, chống phù nề, dinh dưỡng, chăm sóc cấp 1.
Qua 13 ngày điều trị và chăm sóc hết sức tích cực, tình trạng của người bệnh đã ổn định, các xét nghiệm cơ bản, rối loạn đông máu lần cuối đều bình thường. Hiện tại, bệnh nhi đang tiếp tục được chăm sóc, theo dõi tại BV.
Nhiều bệnh nhi bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong khi bị rắn độc cắn do không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết.