Dù vị cán bộ xã ra sức thuyết phục nhưng người bà vẫn không cho cháu ngoại nhập hộ khẩu.
- Cặp vợ chồng 'hổ báo' thách thức Công an, gây rối tại chốt kiểm dịch chợ Yên Phụ sẽ bị xử lý ra sao?
- Người phụ nữ náo loạn, đòi thông chốt kiểm soát dịch ở Đà Nẵng, giở giọng 'mẹ thiên hạ': 'Đụng tới tao là hết giờ'
Mới đây, một tài khoản mạng xã hội chia sẻ đoạn clip cùng dòng caption: "Mẹ chết, bà ngoại không cho nhập hộ khẩu, bỏ cháu lại ở Ủy ban xã" thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Cụ thể, trong đoạn clip có sự xuất hiện của một bé trai cùng bà ngoại của mình. Mở đầu đoạn clip, tiếng cán bộ xã vang lên: "Cô phải hiểu là cháu bé 7 tuổi không đủ điều kiện đứng ra làm chủ hộ, cô phải cho nó nhập khẩu vào nhà cô chứ". Lúc này, người phụ nữ phẩy tay, kiên quyết từ chối: "Tôi không cho nhập. Cháu nội tôi, tôi cho nhập. Cháu ngoại tôi không nhập".
Sau đó, cán bộ xã cho biết Công an đã đề xuất hướng xử lý, giải quyết từ năm ngoái nhưng người phụ nữ này không chịu làm. Lúc này, người phụ nữ vẫn nói chắc như đinh đóng cột: "Không làm". Bức xúc trước thái độ của người phụ nữ, vị cán bộ hỏi: "Vậy giờ cháu bé 7 tuổi phải gửi vào nhà nào chứ?". Lập tức, người phụ nữ chỉ tay vào cháu trai và cuốn sổ được cho là sổ hộ khẩu trên bàn, hỏi vặn lại: "Tôi hỏi anh nhé, mẹ nó chết thì nó không có quyền đứng chủ hộ phải không". Vị cán bộ xã giải thích: "Đúng, nó chưa đủ 18 tuổi, theo luật". Tuy nhiên, khi chưa nghe xong hết câu, người phụ nữ đã lạnh lùng bỏ ra về, mặc kệ cháu trai ngồi 1 mình ở Ủy ban xã.
Khoảng vài tiếng sau đó, tài khoản này tiếp tục chia sẻ đoạn clip lực lượng chức năng đưa cháu bé về nhà bà ngoại, tuy nhiên, dù đã ra sức thuyết phục nhưng người phụ nữ này vẫn không đồng ý cho cháu vào nhà. Cậu bé 7 tuổi chỉ biết đứng khóc, trông rất tội nghiệp.
Theo thông tin từ báo Đất Việt thì sự việc xảy ra tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cháu bé trong clip mồ côi mẹ, không có bố. Dù chưa rõ sự tình thế nào nhưng ngay khi được chia sẻ, đoạn clip đã nhanh chóng nhận về nhiều bình luận của cư dân mạng. Phần đông đều bày tỏ bức xúc trước thái độ phân biệt cháu nội/ ngoại của người phụ nữ, đồng thời cũng bày tỏ sự xót xa trước hoàn cảnh của đứa trẻ tội nghiệp.