Xóm làm bánh ú lá tre Tây Ninh: Chuẩn bị trước 4 tháng, ‘quay cuồng’ gói và nấu bánh xuyên đêm phục vụ Tết Đoan Ngọ

Xã hội 14/06/2021 06:23

Cứ mỗi năm trước Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), làng nghề làm "bánh ú lá tre" ở Tây Ninh lại nhộn nhịp, tất bật để cho ra những mẻ bánh thơm ngon phục vụ ngày tết.

"Bánh ú lá tre" truyền thống là món bánh đặc trưng gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ.

Theo thông tin từ Pháp luật Việt Nam, Bà Ma Thị Ðê (77 tuổi, khu phố Gia Huỳnh, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) là một trong những người giữ nghề làm bánh lâu đời này. Bà Ðê cho biết bà theo nghề hồi 9 tuổi, nghề do ông bà truyền lại và cũng không biết cái nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng món bánh ú lá tre xuất xứ ở miền Nam, bởi những người xưa đi "khai hoang mở cõi".

banh u 1
Bánh ú lá tre là bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam - Ảnh: Người Lao Động

Bà Ðê cho biết thêm: "Ở khu Gia Huỳnh này, nhà nhà truyền nhau nghề làm bánh, từ già đến trẻ, trai gái đều thuần thục với công việc làm bánh ú lá tre. Trước ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình bà Đê thường phải chuẩn bị một lượng lớn nếp, đậu xanh, đường cát, lá tre,...và huy động hầu hết thành viên trong gia đình, hàng xóm để thực hiện các công đoạn làm bánh".

banh u 2
Để có lượng dây chuối cột bánh, gia đình bà Đê phải chuẩn bị từ tháng 2 âm lịch - Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Để làm ra những mẻ bánh ú truyền thống, bà Đê cho biết nếp phải được ngâm trong 24 giờ với nước tro gòn lắng vôi, sau đó xả sạch nhiều lần với nước. Như vậy, nếp sau khi nấu chín sẽ trong, kết dính và bóng bẩy. 

banh u 3
Nếp được ngâm trong tro gòn đã lắng vôi để nếp nếp sau khi nấu chín sẽ trong, kết dính - Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Nhân bánh ú là phần chiếm khá nhiều công sức của người làm bánh. Nhân bánh gồm có đậu xanh, mứt bí xào và sầu riêng. Đặc biệt là nhân xào phải khéo không để nhão nhưng cũng không quá khô. Bánh ú lá tre được gói bằng lá tre tươi trồng ở tỉnh Tây Ninh, sau đó cho vào nồi nấu 2 đến 3 giờ thì chín. 

banh u 4
Trong mỗi nhân bánh đều cho thêm miếng mứt bí đao cho đậm đà - Ảnh: VnExpress

Ngoài làm nhân thì công đoạn nấu bánh cũng rất quan trọng, quyết định đến độ ngon của bánh và giữ bánh được lâu. Nước nấu cho thật sôi thì mới cho bánh vào, châm nước liên tục để nồi không bị cạn nước. Bánh ngon là khi chín có vị ngọt thanh của đường, dẻo của nếp, thơm bùi của đậu xanh và sầu riêng, nhất là có mùi thơm của lá tre tươi.

 

banh u 6

banh u 7

Bánh ú lá tre được gói bằng lá tre có bản to, xanh và thường được trồng ở Tây Ninh - Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Với hơn 60 năm gắn bó với nghề bánh, bà chỉ mong rằng con cháu sẽ giữ nghề và lưu truyền cho các thế hệ đời sau. Bà Đê bày tỏ: "Biết là nghề gia truyền, nhưng tôi chỉ mong mình có cơ hội được làm “bánh ú lá tre” ở các lễ hội truyền thống, vừa thử sức của mình, vừa để cho mọi người cùng trải nghiệm và biết tới món đặc sản trên quê hương Tây Ninh".

banh u 8

Bánh ú sau khi nấu chín được vớt ra, ngâm với nước lạnh - Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Bánh ngon là khi ăn thì lá tre vẫn còn xanh, lớp ngoài có màu vàng nhạt còn nhân đậu mềm, có màu nâu của tro. Khi ăn bánh có vị thơm nhẹ, ngọt thanh và dẻo. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Người dân quan niệm, buổi sáng sớm ăn bánh tro, chè, trái cây, rượu nếp thì sẽ giết sâu bọ, bệnh tật trong người. 

Hướng dẫn cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh ú lá tro là loại bánh không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên của ngày tết Đoan Ngọ. Bánh ú tro làm như thế nào? Có phải bạn đang muốn học cách làm bánh nước tro Tàu để gia đình thưởng thức và diệt sạch sâu bọ? Sau đây là công thức cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon, đơn giản. Hãy cùng theo dõi nhé!

TIN MỚI NHẤT