Dù đã “đường ai nấy đi” từ nhiều năm nay, nhưng ồn ào ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên tới nay vẫn chưa thể chấm dứt.
- 'Tất tần tật' về 3 'đệ tử ruột' ở Tịnh thất Bồng Lai: Người thích nói đạo lý, người khoe thân 'phản cảm'
- Ăn thanh long đỏ trước 35 ngàn/kg giờ chỉ 10 ngàn/kg bán khắp vỉa hè Hà Nội có an toàn?
Câu chuyện ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên từng gây sự chú ý của dư luận. Kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao mới đây sẽ là thủ tục tố tụng cuối cùng hay khởi đầu của một quy trình tố tụng kéo dài.
Sau khi có bản án phúc thẩm, ông Vũ đã thi hành án xong. Tuy nhiên, ngay sau đó Viện KSND tối cao đã có yêu cầu hoãn thi hành án đối với phần tài sản trong bản án này. Sự việc khiến dư luận băn khoăn về việc cơ quan chức năng sẽ thực hiện yêu cầu này ra sao?
Yêu cầu hoãn thi hành án
Mới đây, Tập đoàn Trung Nguyên đã có thông cáo báo chí về việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án đối với ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ và bà Thảo không còn là vợ chồng kể từ ngày 5-12-2019.
Xử lý 1.190 tỉ ra sao?
Một trong những vấn đề đặt ra là việc cơ quan chức năng sẽ xử lý số tiền 1.190 tỉ đồng ông Vũ nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP.HCM ra sao? Luật sư Trần Văn Thanh (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Đến nay bản án này chưa bị hủy và đang có hiệu lực pháp luật. Việc ông Vũ nộp số tiền 1.190 tỉ đồng tại Cục Thi hành án dân sự TP.HCM để thi hành án là đúng quy định của pháp luật. Nghĩa vụ thực hiện của Tập đoàn Trung Nguyên sau ngày thi hành án cũng đã thực hiện xong, điều này không phụ thuộc vào việc bà Thảo có đồng ý nhận số tiền này từ cơ quan thi hành án hay không.
Dẫn tin từ Vietnamnet, Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường đưa ra quan điểm cho rằng, việc Viện trưởng VKSND Tối cao vừa đề nghị Hội đồng thẩm phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, hủy 2 bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thể hiện quyết tâm bảo vệ quan điểm đối với kháng nghị của cơ quan này trước đó.
Theo luật sư, đây là "thủ tục đặc biệt" (xem xét lại quyết định giám đốc thẩm), là thủ tục mới được quy định trong Bộ luật tố tụng (BLTT) dân sự năm 2015. Vẫn theo luật sư Đặng Văn Cường, để thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, cần phải có đơn khiếu nại, kiến nghị của đương sự, của cơ quan có thẩm quyền theo Điều 327 BLTT dân sự và có kháng nghị của cơ quan có thẩm quyền (kháng nghị của Chánh án hoặc kháng nghị của Viện trưởng VKS). Sau khi có kháng nghị, hội đồng thẩm phán sẽ xem xét đối với kháng nghị này. Tuy nhiên, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vẫn có thể bị hội đồng thẩm phán tòa án bác bỏ.
Có thể thấy cuộc ly hồn nghìn tỷ đầy trắc trở của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên sẽ kéo dài lê thê, hiện tại vẫn chưa có hồi kết. Hiện tại vụ ly hôn này đang được dư luận đặc biệt quan tâm.