Theo luật sư, các bà mẹ không nên chủ quan khi áp dụng đẻ "thuận tự nhiên" như bà mẹ ở Hưng Yên hay tự đỡ đẻ gây nguy hiểm cho thai nhi như vụ vừa xảy ra ở Lào Cai, bởi việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, không đảm bảo an toàn tính mạng và có thể vướng vào những rắc rối pháp lý không đáng có.
- Nữ bác sĩ từ chối điều trị ung thư để sinh con: “Lỡ mình có ra đi thì các con còn đỡ đần nhau”
- Truy bắt thành công đối tượng bỏ trốn, lấy vợ và sinh con gần 26 năm về quy án
Mới đây, vụ việc một người mẹ chồng dùng dao giúp con dâu tự sinh tại nhà và hậu quả là suýt làm thủng đầu cháu nội đã gây rúng động dư luận tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.
Người nhà cho biết, thai phụ tự sinh con ở nhà được mẹ chồng đỡ đẻ. Tuy nhiên, do đẻ khó, không biết xử trí thế nào nên mẹ chồng đã dùng dao rạch vào vùng dưới của con dâu.
Theo đó, thai phụ 21 tuổi ở Bảo Thắng, Lào Cai được người nhà đưa vào viện ngày 2/3, trong tình trạng huyết động ổn, tầng sinh môn phù nề nhiều máu. Đầu thai nhi đã lộ ra ở âm hộ.
May mắn thay, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã cấp cứu kịp thời, thành công cho cháu bé và thai phụ nói trên. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện vùng đỉnh đầu trẻ có nhiều vết xây xát da, có một vết thương dài 7 cm, rộng 4 cm.
Trường hợp người mẹ, người mang thai nhận thức được hành vi sinh con có thể gây tổn hại đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại tính mạng của sản phụ, trẻ sơ sinh mà vẫn cố ý thực hiện thì có thể bị xử lý về tội Giết người với lỗi Cố ý gián tiếp
Trong trường hợp trên, luật sư Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định: "Đứa trẻ chưa được sinh ra nên vẫn là thai nhi. Hành vi của người mẹ chồng gây tổn thương tới sức khỏe của thai nhi là ngoài ý chí chủ quan, cũng không có việc kiện cáo từ phía gia đình nên hậu quả pháp lý trong trường hợp đứa trẻ bị thương sẽ không được xem xét trong trường hợp này.
Tuy nhiên, việc tự sinh con tại nhà, tự ý dùng dao, kéo hỗ trợ phụ nữ khi sinh con trong khi không có chuyên môn là những hành động nguy hiểm, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi, hậu quả có thể khó lường. Vụ việc trên là một bài học cho các bà mẹ và các bậc phụ huynh khi con em mình mang thai và sinh em bé".
Phân tích thêm về vấn đề, luật sư Cường cho biết: "Trong trường hợp người mẹ, người phụ nữ mang thai nhận thức được hành vi sinh con theo phương pháp lạc hậu, phản khoa học có thể gây tổn hại đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại tính mạng của sản phụ, trẻ sơ sinh mà vẫn cố ý thực hiện hành vi, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra, sau đó hậu quả chết người đã xảy ra thì người thực hiện hành vi cố ý này có thể bị xử lý về tội Giết người với lỗi Cố ý gián tiếp.
Còn nếu trong trường hợp một người ép buộc người khác thực hiện các hành vi có tính chất hủ tục, lạc hậu, phản khoa học (mà một người bình thường bắt buộc phải nhận thức được việc làm của mình như vậy là nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác), nhưng người này lại không nhận thức được hành vi của mình như vậy là nguy hiểm, cố ý thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả chết người thì người thực hiện hành vi này dù là người mẹ cũng có thể bị xử lý về tội Vô ý làm chết người.
Chịu trách nhiệm pháp lý bởi hành vi "quá tự tin hoặc cẩu thả" khi nhận thức lệch lạc, chủ quan của mình trong việc sinh đẻ
Nếu nạn nhân là trẻ em mới đẻ thì đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu một người mẹ nhận thức bình thường vẫn cố tình thực hiện việc sinh con theo cách thức lạc hậu, từ chối can thiệp bởi qua học kĩ thuật dẫn đến hậu quả đứa bé tử vong thì người mẹ này có thể bị xử lý hình sự về tội Vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lỗi ở đây là vô ý, nghĩa là không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho người khác (ở đây là trẻ sơ sinh) - trong khi đó, pháp luật bắt buộc phải nhận thức được hành vi như vậy là nguy hiểm cho người khác. Người này sẽ bị chịu trách nhiệm pháp lý bởi hành vi của mình là "quá tự tin hoặc cẩu thả" khi nhận thức lệch lạc, chủ quan của mình trong việc sinh đẻ", luật sư Cường phân tích.
Trước đó, câu chuyện về người mẹ ở Hưng Yên tự sinh con tại nhà và không cắt dây rốn cho con từng là đề tài được các mẹ bầu bình luận rôm rả trên các diễn đàn. Theo bà mẹ này chia sẻ, chị ăn chay trong suốt thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, chị đã tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Sau khi chào đời 30 phút, em bé đã tự biết tìm đến ti mẹ.
Đặc biệt, thay vì cắt dây rốn cho bé, chị đã áp dụng phương pháp liên sinh, không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng.
Và trong số những bình luận trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng hành động tự sinh con ở nhà là không nên. Không ít bà mẹ từng sinh con khác cho rằng, đó là hành động vô cùng nguy hiểm chứ không phải "thành tích" đáng tự hào.
Bên cạnh đó, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài Đức, nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình khi nghe tới phương pháp "sinh thuận tự nhiên" đã rất "sốc". PGS.TS.BS Hoài Đức cho rằng, đây là cách sinh con phản khoa học, đặc biệt là không cắt dây rốn cho trẻ không khác gì thời trung cổ.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc tự sinh tại nhà trong trường hợp xảy ra tai biến sản phụ và người nhà sẽ không thể xử lý kịp sẽ nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và con.
Bên cạnh đó, PGS.TS.BS Đức cũng giải thích thêm rằng: "Thông thường, trẻ sinh ra cần phải cắt dây rốn ngay, dây rốn là sợi dây để mẹ nuôi dưỡng con trong bào thai. Nếu không cắt dây rốn sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Bởi bánh nhau khi lấy ra ngoài cơ thể sẽ như một miếng thịt khi đưa ra khỏi tủ lạnh sẽ bị phân hủy. Nếu thực hiện theo phương pháp liên sinh, nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng máu là rất cao. Nhau khi ra ngoài cơ thể, mạch máu sẽ ngừng hoạt động không còn dinh dưỡng nuôi cơ thể".
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên, luật sư Đặng Văn Cường nhận định: "Việc thử nghiệm một số phương pháp sinh con tự nhiên, gần như không có sự can thiệp của y tế, đứng ngoài sự phát triển của khoa học, kỹ thuật là hết sức không nên và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho trẻ sơ sinh và sản phụ. Chắc chắn rằng, không có quốc gia nào chính quyền lại khuyến khích người dân xa rời với các thành tựu của khoa học kĩ thuật, vận dụng các ứng dụng của khoa học và đời sống".
Bên cạnh đó, luật sư Cường nhấn mạnh: "Nếu như người nào đi ngược lại chủ trương, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả gây ra có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu người nào tuyên truyền những hủ tục, những nội dung có tính chất phản khoa học đi ngược lại với chính sách của nhà nước, gây tổn hại đến xã hội thì hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình".
Liên sinh là gì?
"Liên sinh" hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen (Lotus birth). Nguồn gốc của phương pháp sinh con Hoa sen dựa trên nền y học cổ truyền phương Đông. Với phương pháp này, thay vì cắt cuống nhau cho bé khi chào đời thì bà mẹ sẽ lựa chọn lưu giữ nhau thai trong một túi vải lụa và để rụng tự nhiên.
Trước khi có vào những năm 1970, phương pháp "liên sinh" được quan sát thấy ở loài tinh tinh. Tuy nhiên, đến khoảng những năm 70 được gia nhập vào phương Tây và họ tin rằng việc để nhau thai gắn với em bé sau khi ra đời sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con, đồng thời mang lại những lợi ích lạ thường, gần như là huyền bí. Và đến năm 1974, một bác sĩ đã áp dụng cách này khi sinh cậu con trai của mình và từ đó đến nay, Lotus birth được nhiều người biết đến.
Họ tin rằng, phương pháp này sẽ giúp trẻ sơ sinh chống lại nguy cơ nhiễm trùng, bệnh vàng da hay các bệnh về đường hô hấp, miễn dịch ở em bé do được gắn liền với nhau thai (có chứa máu của người mẹ).
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều bà mẹ trên thế giới, các chuyên gia y tế lại hoài nghi về công dụng của phương pháp sinh con Hoa sen. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng phương pháp sinh con Hoa sen không chỉ gây nguy cơ về mặt y tế mà còn gây phản khoa học. Họ muốn các ông bố bà mẹ nên dừng áp dụng phương pháp này.
Bác sĩ Jennifer Gunter (làm việc tại tập đoàn cung cấp dịch vụ y tế Kaiser Permanente hàng đầu của Mỹ) cho biết: "Bất cứ ai có hiểu biết về mặt vi sinh học đều có thể nhận ra việc trẻ sơ sinh gắn liền dây rốn với nhau thai đang phân hủy là vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho em bé".
Tiến sĩ Gunter cũng cho biết, mặc dù những nghiên cứu mới cho rằng nên chậm cắt dây rốn cho bé sơ sinh từ 30-60 giây nhưng đó là thời gian tối đa và không nên kéo dài thêm. "Từ ngày xưa, nhau thai đã bị loại bỏ như một loại rác thải y tế. Tôi nghĩ điều này là có lý do."
Bác sĩ sản phụ khoa Amy Tuter cũng khẳng định: "Có một thực tế là phương pháp này không hề mang lại lợi ích y khoa hay khoa học gì nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng rất lớn"...
“