Dù vất vả, cực khổ là thế nhưng "nàng hoa hậu xã" của 62 năm trước không bao giờ hối hận với quyết định của mình.
- Tuổi xế chiều lão nông chạy ăn lo vợ ốm, cháu nội bị bố mẹ bỏ rơi
- 5 biểu hiện ở môi ngầm cảnh báo con gái đang mắc bệnh phụ khoa, cần nâng cao sức khỏe cơ thể ngay
Câu chuyện tình "ông bà chúng ta" ngày xưa của cụ Trần Văn Chơn (89 tuổi) và cụ Phạm Thị Năng (79 tuổi) khiến nhiều bạn trẻ ngày này không khỏi ngưỡng mộ và cảm động.
Cách đây hơn 62 năm, ngày đó cụ bà Phạm Thị Năng là một cô gái 17 tuổi xinh đẹp - thậm chí được xem là nàng hoa hậu của xóm. Bà được 5-6 thanh niên nhà giàu cùng xóm tán tỉnh hỏi cưới, ấy thế nhưng cuối cùng, bà lại lựa chọn chàng trai nghèo nhất, chính là ông Chơn.
Kể về lần đầu gặp gỡ, ông Chơn tâm sự hồi đó xã có tổ chức ngày vét ao lấy nước cho dân dùng, mỗi nhà cử 1 người. Trong quá trình làm, cơ mày là ông đứng gần bà, rồi tự nhiên 4 tay đụng nhau, 4 mắt nhìn nhau cười. Ông quá ấn tượng rồi nhờ người mai mối.
Từ ngày thưa chuyện với gia đình bà Năng cho tới ngày kết hôn, trong suốt một năm, hai ông bà không nói chuyện cũng chẳng cầm tay nhau lấy một lần. Cả hai có nụ hôn đầu tiên cũng là vào đêm tân hôn. Không có những ngày tháng yêu đương mơ mộng, lãng mạn như giới trẻ bây giờ, thế nhưng sau khi cưới họ vẫn hết mực yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn.
Ông Chơn tâm sự hồi đó gia đình ông nghèo lắm, ông không cha không mẹ, lại ở chung nhà với anh trai, nhưng bà Năng chẳng chê. Bà luôn là người vợ đam đang, nàng dâu thảo, cơm nước giặt giũ cho cả anh trai, chị dâu.
Sau nay, cả hai có nhà rồi ra ở riêng. Ông Chơn lại đi làm ăn xa, bà cứ thế một mình sinh con rồi chăm sóc con lớn khôn. Gia đình khó khăn, bà đi buôn bán nhiều thứ, kể cả bán che chai kiếm kế sinh nhai, san sẻ áp lực kinh tế với chồng.
62 năm bên nhau đã qua, ông bà có 6 người con, 15 cháu nội – ngoại và 9 chắt. Trong chương trình Tình trăm năm, ông đã viết cho bà một lá thư tay. Trong bức thư dài gần 400 chữ này, ông đã gửi tới bà những lời yêu thương, những lời cảm ơn mà mà ông chưa từng giãi bày. Thậm chí ông con tiết lộ nhiều bí mật và mong bà tha thứ.
Thư về bà xã!
Người yêu dấu nhất của tôi, qua chương trình Tình trăm năm, tôi viết thư này cho mình với những lời lẽ tha thiết để ôn lại những kỷ niệm buồn vui trong quá khứ đã qua mà trước nay tôi chưa từng nói với mình.
Thực sự khi cưới được mình làm vợ, tôi thấy đời tôi thật là có phước. Tôi may mắn lắm mới cưới được một người vợ hiền lành, trung hậu, đam đang, đẹp người đẹp nết mà có tới 5-6 chàng trai con nhà giàu trong xóm săn đón, ước mơ.
Tại sao mình không ưng họ mà chịu làm vợ của thằng nghèo, mô côi cha mẹ không có nhà cửa lại đang ở nhà anh chị như tôi vậy mình? Phải chăng vì thương tôi nên mình chấp nhận sống cảnh nghèo nàn, cơ cực.
Rồi hơn một năm sau, mình sinh con đầu lòng. Lúc sinh con Hằng có má lo giùm, tôi cảm ơn má vô cùng. Rồi thời gian cứ trôi đi, mình tiếp tục có bầu và sinh con, chưa kể lúc con bệnh đau, mình phải thức trắng đêm để lo cho con, mà đã 6 lần như vậy.
Vì thương chồng, thương con mà chịu nhiều cực khổ, vất vả.
Còn tôi, sau giải phóng có điều kiện làm chủ xưởng mộc trang trí nội thất, rồi tôi lại sanh tâm mèo mỡ. Ý mà không phải đâu mình ơi, cái này tôi bị tụi con gái nó dụ. Chuyện này thì mình cũng biết rồi phải không mình?
Còn chuyện này là mình chưa biết nè! Tôi nói ra thì mình đừng có giận nha: Lúc hợp đồng giữa các cơ quan làm ăn, có đồng vô đồng ra, tôi có nhiều lần lén mình đi uống bia ôm với họ mà tôi hổng dám nói với mình.
Nay có chương trình Tình trăm năm, tôi sẽ khai hết, mình đừng có nổi nóng nha mình. Tôi sẽ làm người đầy tớ trung thành nhất của mình. Mong mình đừng giận, đừng hờn, đừng trách, mình hãy cười đi…
”