Cả nước hiện có 1049 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 786 ca đã được chữa khỏi.
- Vụ ông nội và cháu trai 5 tuổi nghi bị sát hại tại nhà riêng: Bất ngờ danh tính nghi phạm
- Chân dung gã đàn ông hẹn người yêu lên đồi quan hệ tình cảm rồi đâm nhiều nhát để cướp tiền
Thêm 3 ca mắc COVID-19 nhập cảnh
Tối 4/9, thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Việt Nam thêm 3 ca mắc COVID-19 mới. Cụ thể:
Ca bệnh 1047 (BN1047) ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu: bệnh nhân nam, 8 tuổi, có địa chỉ tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Ca bệnh 1048 (BN1048) ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu: bệnh nhân nam, 35 tuổi, có địa chỉ tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
Ca bệnh 1049 (BN1049) ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu: bệnh nhân nam, 43 tuổi, có địa chỉ tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Ngày 1/9/2020, cả 3 bệnh nhân từ Ukraina về sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN28, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 03/9/2020 được lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả xét nghiệm ngày 04/9/2020 của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh là 3 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện cả 3 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kinh phí chống dịch COVID-19 gần 400 triệu USD
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 1.049 bệnh nhân COVID-19. 786 bệnh nhân được chữa khỏi, 35 bệnh nhân tử vong.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 cho biết, Việt Nam đã trải qua 9 tháng chống dịch quyết liệt, nghiêm túc, tiết kiệm và có hiệu quả.
Từ đầu mùa dịch tới nay, với dân số gần 100 triệu dân, kinh phí chống dịch COVID-19 đến thời điểm hiện tại là gần 400 triệu USD. Việt Nam không chỉ là nước chống dịch hiệu quả mà còn là 1 trong những nước có chi phí chống dịch tiết kiệm.
Có được kết quả đó là do Việt Nam đã ngay từ đầu thực hiện tốt, sáng tạo các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, từ công tác tuyên truyền, cách ly, truy vết, xét nghiệm...
Ban chỉ đạo đề nghị, trong thời gian tới nhiệm vụ đặt ra là phải bảo đảm mục tiêu kép là vừa tổ chức phòng, chống dịch bệnh vừa phải bảo đảm phát triển kinh tế.
Trước mắt và dễ thấy nhất là yêu cầu phải mở các chuyến bay thương mại để đón chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao lưu đem lại lợi ích cho quốc gia, cùng với đó là những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có chiến lược xét nghiệm.
Các chuyên gia nhấn mạnh phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng tập trung đông người để đẩy nhanh quá trình sàng lọc, phát hiện ca bệnh, không để sót, lọt các ca nhiễm.