Kết quả phân tích vaccine Moderna cho thấy người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 của hãng vào 13 tháng trước có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn nhóm người mới tiêm chủng khoảng tám tháng trước đó.
- Bất ngờ chuyển dạ trong đêm, một thai phụ được đỡ đẻ thành công bên lề đường
- Người đàn ông Nghệ An được bóc tách những khối u mọc 'chi chít như chùm sung' trên đầu
Hãng tin Bloomberg ngày 1/9 đã dẫn một nghiên cứu mới đây ở Bỉ được thực hiện đối với 1.600 người tại một hệ thống bệnh viện lớn cho thấy vaccine COVID-19 của hãng Moderna Inc. đã tạo ra nhiều hơn gấp đôi lượng kháng thể của mũi tiêm tương tự do Pfizer Inc. và BioNTech SE. Kết quả trên được đưa ra khi xem xét kết quả phân tích mẫu máu của những người này sau khi tiêm vaccine từ 6 đến 10 tuần.
Tuy nhiên, mới đây, công ty dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 15/9 đã công bố dữ liệu mới liên quan đến các cuộc thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất. Dữ liệu mới cho thấy hiệu quả phòng ngừa của loại vaccine này suy giảm theo thời gian - điều này trái ngược với những thông tin trước đó cho rằng vaccine của Moderna có hiệu quả phòng ngừa trong thời gian dài hơn so với vaccine cùng loại của hãng Pfizer.
Kết quả phân tích của Moderna cho thấy người đã tiêm chủng vaccine của hãng vào 13 tháng trước có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn nhóm người mới tiêm chủng khoảng tám tháng trước đó.
Chủ tịch Stephen Hoge cho biết đây chỉ là thông tin mang tính ước đoán, song hãng cho rằng những thông tin này có thể coi là cơ sở để có thể đưa ra dự báo về tình trạng miễn dịch cộng đồng của Mỹ trong mùa Thu và mùa Đông năm nay, theo đó xác định Mỹ sẽ có thêm tối thiểu 600.000 ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.
Việc tiêm mũi tăng cường khiến nhiều chuyên gia y tế bối rối, vì dù có bằng chứng cho thấy hiệu quả của vaccine giảm dần trong việc ngăn ngừa nhiễm virus, vaccine vẫn bảo vệ tốt trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong - vốn là mục đích chính của việc tiêm chủng.