Thứ trưởng Bộ Y tế: "Chúng tôi như xát muối trong lòng khi nhận thông tin bệnh nhân tử vong”

Xã hội 22/08/2020 08:50

Đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền mạn tính, đặc biệt những người suy thận mạn, đã có biến chứng tiểu đường, suy tim, thì sự xâm nhập của Covid-19 chỉ như "giọt nước tràn ly". Trong những lần hội chẩn các ca bệnh nặng, các chuyên gia của Bộ Y tế đều tiên lượng họ có nguy cơ tử vong cao.

"Một lần nữa chúng tôi rất đau buồn, như xát muối trong lòng", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trải lòng khi nói về những bệnh Covid-19 không thể qua khỏi. Đến nay, cả nước ghi nhận 25 trường hợp tử vong, chủ yếu họ đều lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền.

Đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền mạn tính, đặc biệt những người suy thận mạn, đã có biến chứng tiểu đường, suy tim, thì sự xâm nhập của Covid-19 chỉ như "giọt nước tràn ly". Trong những lần hội chẩn các ca bệnh nặng, các chuyên gia của Bộ Y tế đều tiên lượng họ tử vong cao.

"Chúng ta hoàn toàn không muốn những điều đó và phải cố gắng tốt nhất để cứu chữa các bệnh nhân", ông nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Chúng tôi như xát muối trong lòng khi nhận thông tin bệnh nhân tử vong” - Ảnh 1

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trực tiếp chỉ đạo công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại miền Trung. Ảnh: Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã cử tất cả các đội tinh nhuệ nhất "chưa có trong tiền lệ", gồm các giáo sư đầu ngành, bác sĩ, chuyên gia và sinh viên, từ các bệnh viện lớn vào chi viện, phối hợp, hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam. Các trang thiết bị cần thiết cũng được đưa vào để phục vụ điều trị. Các lực lượng đã phối hợp với nhau quyết giữ "mặt trận" này.

Tuy nhiên đợt này, dịch Covid-19 tấn công vào đúng khu vực xung yếu nhất là các khoa điều trị bệnh nhân nặng, tự thân tính mạng đã rất mong manh, sự sống của nhiều người phụ thuộc vào máy móc. Mặc dù các thầy thuốc đã nỗ lực hết sức nhưng nhiều trường hợp đã không qua khỏi.

"Mỗi một bệnh nhân tử vong, anh em đều nhắn tin về "xin lỗi thủ trưởng, chúng tôi không cứu được", Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

Trước đó, khi Đà Nẵng ghi nhận ca mắc đầu tiên của giai đoạn này, đánh dấu chuỗi 100 ngày Việt Nam không có ca nhiễm trong cộng đồng, Bộ Y tế đã đề nghị phong toả Bệnh viện C Đà Nẵng vì lo ngại việc lây lan dịch bệnh cho nhân viên y tế và các bệnh nhân khác.

Khi Covid-19 "tấn công" Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bộ Y tế một lần nữa đề xuất tiếp tục cách ly 2 bệnh viện này. "Quan điểm của chúng tôi là làm sạch bệnh viện", Thứ trưởng nói.

Hiện tại, sau gần một tháng, dịch bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng bắt đầu được kiểm soát. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng một số nhân sự chỉ đạo của Bộ phận Thường trực đã rời Đà Nẵng để tiếp tục công cuộc chống dịch tại các địa phương khác.

TP. HCM: Giám sát y tế đối với người đến từ 6 tỉnh thành có dịch bệnh COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM mới có công văn gửi 24 Trung tâm Y tế quận, huyện hướng dẫn triển khai giám sát y tế đối với người đến từ 6 tỉnh thành có dịch bệnh COVID-19.

TIN MỚI NHẤT