Mới đây theo luật sư, để xử lý người cầm ví của Duy Mạnh tự ý mua đồ cần xác định số tiền mà hậu vệ này bị chiếm đoạt có lớn hơn 10 triệu đồng hay không, từ đó áp dụng chế tài xử lý phù hợp đối với người vi phạm.
- Học trò tiếp thu bài chậm, giáo viên đánh học sinh lớp 1 bầm tím vai khiến người dân không khỏi phần phẫn nộ
- Thương tâm 3 bà cháu bị xe ba gác tông thương vong ở Quảng Bình
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, đội tuyển Việt Nam tập trung tại TP.HCM vào trưa 17/9 với 30 cầu thủ nhằm chuẩn bị cho Giải giao hữu quốc tế - Hưng Thịnh 2022 diễn ra trên sân Thống Nhất. Giải có sự tham dự của đội tuyển Việt Nam, Singapore và Ấn Độ.
Trung vệ Duy Mạnh sau khi đến sân bay Tân Sơn Nhất đã không may làm rơi ví, trong đó có nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng và thẻ ngân hàng. Điều đáng nói là người nhặt được ví của Duy Mạnh sau đó đã dùng thẻ ngân hàng quẹt trả tiền cho món đồ mua tại một cửa hàng chuyên bán đồ công nghệ, khi trung vệ này còn chưa kịp khóa thẻ
Theo thông tin từ Zing News cho biết, vợ Duy Mạnh cho biết đã liên hệ với lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất để trích xuất camera, tìm người nhặt được ví. Trường hợp này, người nhặt ví có thể bị xử lý ra sao?
Theo luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty Luật Pháp trị), khi nhặt được của rơi, cá nhân cần chủ động liên hệ với chủ nhân của tài sản đó hoặc liên lạc cơ quan chức năng nhằm sớm trao trả tài sản cho người đánh mất. Mọi hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép những tài sản đó đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính, hình sự theo quy định.
Theo khoản 2, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, người có hành vi Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, người đó buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.
Dưới góc độ hình sự, trong trường hợp giá trị tài sản từ 10 triệu đồng trở lên, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng sẽ bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản với khung hình phạt là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm.
Trường hợp giá trị tài sản trên 200 triệu đồng, chế tài áp dụng sẽ là phạt tù 1-5 năm.
Tình huống này, luật sư cho rằng cần xác định chính xác số tiền Duy Mạnh bị chiếm đoạt là bao nhiêu. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định chế tài xử lý phù hợp đối với người nhặt được ví và tiêu tiền.
Bình luận thêm về việc nhặt được tài sản đánh rơi dưới góc độ pháp lý, luật sư Lực cho biết theo Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Không biết địa chỉ của người đánh rơi thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi được thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, thì người nhặt được có quyền xác lập quyền sở hữu đối nếu tài sản đó nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở (14,9 triệu đồng).
Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn 14,9 triệu đồng, thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Như vậy, pháp luật không cấm cá nhân xác lập quyền sở hữu đối với tài sản nhặt được. Tuy nhiên, việc xác lập quyền sở hữu phải tuân thủ đúng quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Mọi hành vi chiếm giữ, sử dụng tài sản trái phép đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.