Nhà văn - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký qua đời, hưởng thọ 75 tuổi (26/6/1947 – 28/9/2022).
- Chủ tịch TP Quy Nhơn phân tích nguyên nhân tự tử của cô giáo Bình Định sau 4 ngày mất tích
- Xót xa người thợ xây tử nạn bỏ lại mẹ bệnh, vợ trẻ và hai con thơ khóc nấc nghẹn ngào: không ngờ lại mất trụ cột gia đình duy nhất
Vào 2h sáng ngày 28/9, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân - qua đời tại TP Thủ Đức (TP.HCM). Ông được biết đến là một cử nhân văn chương của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã mở ra cho nhiều thế hệ học trò trường Năng khiếu Hải Hậu, Nam Định – một vùng đất thuần nông – những cái nhìn mới mẻ, yêu đời về cuộc sống và biết ước mơ về những chân trời kiến thức…
Thông tin từ báo VTC News cho hay gia đình, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký báo tin buồn, thầy đã từ trần tại nhà riêng, sau hơn 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký, sinh năm 1947 tại huyện Hải Hậu, Nam Định. Năm lên 4 tuổi cậu bé Ký bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng vẫn cố gắng vượt qua số phận, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu tập viết bằng chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi...
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, đạt hạng 5 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu.
Thầy là một tấm gương về đạo đức và nghị lực, là thầy là cha, là thầy là bạn, một nhà sư phạm giỏi - theo chia sẻ trên báo Tiền Phong, với thầy, nghiêm túc với bản thân dường như là một nguyên tắc bất di bất dịch. Còn nhớ khi hai thầy trò ở cùng nhau trong khu tập thể của trường. Mặc dù có rất nhiều việc tôi có thể giúp thầy nhưng không bao giờ thầy đồng ý. Chỉ duy nhất có một việc tôi được phép giúp thầy đó là cài khuy áo cho thầy trước giờ lên lớp. Thầy bao giờ cũng dậy thật sớm. Tập thể dục và vệ sinh cá nhân. Đun một ấm nước sôi để khi trò dậy có nước ấm để rửa mặt.
Tôi chưa bao giờ thấy thầy nổi cáu. Lúc nào cũng nhẹ nhàng. Cả những lúc bọn học trò của tôi làm những điều thầy phải bận lòng. Có lẽ những nỗ lực chiến thắng tật nguyền đã giúp thầy có được một tâm thái cân bằng đến vậy.
Nghị lực của thầy giúp cho thầy giáo, cô giáo dạy tốt hơn còn trò cũng học tốt hơn. Vì thế đội tuyển văn, toán các khối của trường tôi đi thi luôn đạt được những thành tích đáng kể.
Tang lễ của ông được tổ chức ở nhà riêng tại phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP.HCM từ 8h sáng 28/9.