2 người trong nhóm xuống tắm biển bị sóng cuốn trôi đuối nước tử vong.
- Thực hư chuyện nhà hàng 'tố' đoàn khách du lịch 10 người ăn hải sản rồi 'quỵt' 2,6 triệu đồng?
- Vụ đỉa trong bình nước lọc còn nguyên tem ở trường mầm non: Nhà sản xuất nói gì?
Thông tin từ VOV cho hay, vào 16h30 phút chiều nay (6/5) 1 nhóm nam thanh niên đi tắm biển tại thôn Yên Hải, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Không may, 3 người trong nhóm này bị đuối nước.
Những người tắm chung gần đó phát hiện nên đã ứng cứu, đưa 1 nam thanh niên vào bờ. Còn 2 người là Ng.Q.H. 16 tuổi và N.N.L, 25 tuổi, cùng quê ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, bị sóng cuốn trôi.
Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng cùng người dân địa phương đã triển khai công tác tìm kiếm các nạn nhân. Đến 18h30 phút, cả 2 nạn nhân đều được tìm thấy và đã tử vong.
Được biết, khu vực nơi nhóm thanh niên gặp nạn sóng khá lớn, nguy hiểm. 2 nạn nhân tử vong đã được gia đình đưa về làm thủ tục mai táng.
Trong thời tiết nắng nóng, hiện nay ghi nhận nhiều tình trạng trẻ em và cả người lớn đuối nước. Thông tin từ Báo CAND, trước đó có 2 du khách đến biển Kê Gà tắm thì bị sóng lớn cuốn ra xa, được những người gần đó phát hiện bơi ra cứu đưa vào bờ, nhưng 1 người đã tử vong.
Vụ đuối nước xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 ngày 2/5 tại biển Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Thời điểm trên, người dân phát hiện anh Trần Quang Ngọc (SN 1970, ngụ xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) và con gái Trần Hồng Ân (SN 2006) đang tắm biển thì bị đuối nước, sóng cuốn ra xa nên đã tri hô.
Một số người tắm biển gần đó đã mặc áo phao bơi ra cứu vớt 2 cha con gặp nạn lên bờ, sơ cứu hô hấp nhân tạo bước đầu, sau đó đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, ông Ngọc đã tử vong, còn em Ân được cứu sống.
Theo VTV, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em là hiếu động. Đối với lứa tuổi thiếu niên là thích thể hiện bản thân, chủ quan nên vẫn tự ý đi tắm biển, đi bơi hoặc rủ nhau chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối... trong khi chưa có kỹ năng an toàn khi tham gia bơi lội. Đây là một yếu tố góp phần vào tai nạn đuối nước.
Bên cạnh đó, kỹ năng ứng phó, cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn đuối nước chưa được quan tâm đúng mức, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và xử lý thành thạo khi gặp tai nạn xảy ra. Do vậy, bên cạnh việc tăng cường quản lý các cháu thì việc rèn luyện bồi dưỡng kỹ năng sống và thoát nạn cơ bản cho các cháu là rất cần thiết.
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, kỹ năng bơi lội là rất cần thiết. Song hầu hết hoạt động dạy bơi cho trẻ em chưa thật sự được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm đúng mức. Nhà trường không có hồ bơi và không có giáo viên chuyên trách cũng như chưa đưa vào chương trình giáo dục chính quy tại các trường học phổ thông các cấp.
Trẻ em và người lớn không nên tắm biển, ao hồ, sông suối... vào thời điểm quá sớm hoặc quá khuya, hoặc ở nơi vắng người qua lại vì tai nạn đuối nước xảy ra thì tỷ lệ tử vong là 100%.