Sau 3 năm được dân làng chọn thực hiện nghi lễ trong miếu, vợ chồng anh Chiến đã chia sẻ một số điều thầm kín liên quan đến giây phút đặc biệt này.
- Bi hài chuyện chồng bị vợ ép mây mưa đến kiệt sức nhưng không dám lên tiếng
- Bạn trai hoảng hồn với 'nhật ký mây mưa' của cô gái luôn muốn giữ mình đến đêm tân hôn
Hằng năm vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng, tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) ở làng Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) sẽ diễn ra lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám”.
Được biết, trong lễ hội năm nay vợ chồng anh Chử Đức Chiến (sinh năm 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (sinh năm 1990) được dân làng tín nhiệm để thực hiện nghi thức “tình phộc” trong lễ hội. Đặc biệt, đây cũng là lần thứ 3 vợ chồng anh Chiến, chị Huyền được chọn thực hiện nghi thức này.
Theo chia sẻ của anh Chiến, để có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mọi người giao phó, hai vợ chồng anh đã phải luyện tập nhiều lần để khớp nhịp.
“Thực hiện nghi thức và cầm linh vật trong Lễ Mật mỗi năm chỉ có 1 lần và chỉ có 3 nhịp thôi nên khi chỉ có hai vợ chồng, chúng tôi đã cầm những đồ tượng trưng gần giống linh vật như dùi trống… tập với nhau. Chúng tôi tập để hợp nhịp cho khớp với tiếng hô của chủ lễ”, anh Chiến chia sẻ.
Mặc dù đã ba lần thực hiện nghi lễ này nhưng mỗi lần nhắc đến chuyện “tình phộc”, vợ chồng anh Chiến – chị Huyền đều thấy xấu hổ.
Sau khi thực hiện nghi thức này trong miếu Trò, vợ chồng anh thường bị người khác trêu chọc: “Nhiều người vào cửa hàng ăn của tôi nhận ra hai vợ chồng trên báo chí cũng trêu đùa. Tuy nhiên, đây là lễ hội phồn thực, những người biết đều hiểu, chỉ có một số người tò mò, không biết, không hiểu mới nghĩ khác hoặc hỏi hai vợ chồng về nhà có như vậy không”.
Điều mà anh Chiến ít chia sẻ với ai đó là sau khi thực hiện nghi thức “tình phộc”, anh phải dùng thân che chở cho vợ vì khi tắt đèn có một số bàn tay “tò mò” ở đó.
Miếu Trò làng Trám thờ bà Ngô Thị Thanh – người có công dạy dân làng múa hát, chơi trò chơi và làm lễ hội. Chính bởi những trò chơi khác biệt của mình nên bà được gọi là bà Đụ Đị, tên này mang ý nghĩa phồn thực.
Vào khoảng 0 giờ ngày 11, cụ chủ tế sẽ mang hai lễ vật có tên là nõ và nường (tượng trưng cho sinh thực khí nam nữ). Sau khi các cụ lớn tuổi trong làng làm lễ tế miếu, đèn, nến trong và ngoài miếu đều sẽ được tắt. Lúc này, một người nam cởi trần, đóng khố cầm nõ cùng người nữ đeo yếm đào cầm nường đợi hiệu lệnh của chủ tế thì thực hiện các thao tác tượng trưng cho hoạt động tính giao. Tổng cộng, cặp đôi sẽ làm ba lần trong đêm tối. Theo quan niệm của người dân địa phương, nếu cả ba lần đâm trúng có nghĩa là mùa màng tươi tốt, bội thu, hai lần thì được mùa, một lần là làm ăn kém.
Để được chọn làm “chuyện ấy” trong lễ hội, cặp đôi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau: Là người trong xóm, không vi phạm pháp luật, làm ăn lương thiện, con cái đông và nhiệt huyết với trò diễn.