Hiện nay, nhiều công dân đã đi làm thẻ CCCD gắn chip mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người dân dù đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt vì chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Tang lễ phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su-22 ở Yên Bái: Không khí tang thương bao phủ lấy ngôi nhà
- Phi công Trần Ngọc Duy hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở Yên Bái được truy thăng quân hàm
Trường hợp phải làm thẻ CCCD chip
CCCD gắn chip đang là loại giấy tờ được cấp mới để chứng minh nhân thân của công dân. Theo Điều 19 Luật CCCD, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi là được cấp thẻ CCCD.
Sau khi đã có CMND, CCCD mã vạch, công dân bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chip mới nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật CCCD và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
- Người dùng CCCD khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Sau 15 năm kể từ ngày cấp CMND;
- Thẻ CCCD/CMND đang sử dụng bị hư hỏng không sử dụng được;
- Công dân thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
- Công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Công dân xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND cũ;
- Bị mất thẻ CCCD/CMND cũ;
- Người dùng CCCD được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam;
- Người dùng CMND thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài các trường hợp bắt buộc trên, Bộ Công an khuyến khích người dân làm thẻ CCCD gắn chip bởi thẻ này có nhiều ưu điểm nổi trội:
- Lưu giữ được nhiều thông tin về nhân thân như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, tạm trú, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…
- Thông tin bảo mật ở mức cao, chỉ cá nhân, cơ quan được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin.
- Độ bền tốt, rất khó làm giả
- Tích hợp, thay thế nhiều loại giấy tờ quan trọng như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận tiêm chủng, thẻ công chức, viên chức….
Việc người dân sử dụng CCCD sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý dữ liệu dân cư một cách thống nhất, hiệu quả hơn. Chính vì vậy Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách như cấp thẻ Căn cước lưu động, giảm lệ phí cấp thẻ… để thúc đẩy người dân cả nước làm CCCD gắn chip.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, người dân dù đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt vì chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt từ 4-6 triệu đồng
CCCD là loại giấy tờ được dùng sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Chính vì vậy, việc sử dụng CCCD cũng cần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đã có CCCD gắn chip vẫn bị phạt từ 4-6 triệu đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm giả CCCD.
- Sử dụng CCCD giả.
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CCCD.
- Mua, bán, thuê, cho thuê CCCD.
- Mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật.