Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Mọi người không nên tiêu vào khoản tiền chuyển nhầm vì có thể bị phạt.
- Người dân Kỳ Sơn bàng hoàng kể lại trận lũ quét kinh hoàng chưa từng thấy: sau 1 đêm đã mất cả người cả của
- Phẫn nộ cha ruột dùng xăng phóng hỏa sát hại con trai: đối tượng có 2 tiền án tội phạm
Ép vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản thông qua đường link giả
Giả chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tài sản là chiêu trò lừa đảo có từ lâu nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy. Thủ đoạn của các đối tượng xấu là cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người nào đó. Sau đó liên hệ giới thiệu mình đang sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số tiền đã chuyển khoản nhầm.
Để trả lại số tiền, người nhận tiền chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong thông tin, số tiền trong tài khoản của người nhận có thể sẽ bị chiếm đoạt.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn có thể dùng thủ đoạn tinh vi khiến người nhận tiền chuyển khoản nhầm trở thành người đi vay nặng lãi.
Các đối tượng sau khi có được một số thông tin cá nhân của người dùng như tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý "chuyển nhầm" một khoản tiền đến cho nạn nhân.
Kẻ lừa đảo giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ với nạn nhân. Lúc này chúng yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi "cắt cổ". Kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng hiện nay vô cùng khó đoán và nạn nhân là những người nhẹ dạ, cả tin.
Tiêu tiền người khác chuyển khoản nhầm, người nhận có phạm tội hay không?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc không trả lại số tiền bị chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.
Trong đó, Điều 579 Bộ luật Dân sự nêu rõ, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi được người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản, người nhận nên liên hệ với ngân hàng để giải quyết để tránh vi phạm pháp luật.
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ).
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép trên 10 triệu đồng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo đó, nếu sử dụng, chiếm đoạt số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do được người khác chuyển nhầm, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu chiếm đoạt số tiền trên 200 triệu do người khác chuyển nhầm, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 - 5 năm.