Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81 tại nhà riêng ở Tân Châu, Khoái Châu, Hưng Yên sau nhiều năm chống chọi bệnh tật.
- Không cần chờ tăng lương cơ sở, 2 trường hợp công chức, viên chức vẫn được nâng lương sớm
- Lịch nghỉ Tết dương lịch 2023 của học sinh 63 tỉnh, thành chính xác nhất
Ông vừa mới được con gái đầu đón về quê nhà Hưng Yên chăm sóc hơn một tháng nay sau thời gian dài sống cùng người giúp việc tại Tam Trinh, Hà Nội và qua đời ào hơn 16h ngày 9/11 sau nhiều năm mắc bệnh tuổi già, nằm liệt một chỗ.
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Sức khỏe của ông suy yếu từ năm 2006 và thường xuyên ra vào bệnh viện.
Trước đó, vào năm 2013 ông cho biết: "Tôi bị tai biến mạch máu não, lần này là lần thứ năm, rồi bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến... Tất cả là 14 bệnh".
Nhà văn Lê Lựu qua đời
Nhà văn Lê Lựu được đánh giá có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm để đời, gắn bó với nhiều thế hệ độc giả những năm 80 - 90 của thế kỷ trước.
Đáng chú ý, theo đánh giá của Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tiểu thuyết Thời xa vắng là bước ngoặt lớn của nền văn học nước nhà và vào năm 1987 tác phẩm này đã được đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh mua tác quyền để dựng thành phim.
Tác phẩm khác nổi tiếng của ông cũng được dựng thành phim vào năm 2000 đó là Sóng ở đáy sông với nhân vật Núi từng được coi là kỷ niệm của nhiều người phim lúc bấy giờ.
Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn Người cầm súng (1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976) - được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh. Bộ ba tiểu thuyết khẳng định vị trí của ông trên văn đàn là Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994)...
Nhà văn Lê Lựu từng đoạt giải nhì báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng, giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết Thời xa vắng...