Người dân gặp khó khăn trong tình hình thiếu trạm nhiên liệu, lợi dụng điều đó, nhiều người đã mua xăng về bán lẻ trên các tuyến đường để hưởng chênh lệch.
- Sóc Trăng: Điều tra vụ thầy giáo bị tố quan hệ tình dục 2 lần với nữ sinh lớp 5
- Quảng Trị: Phẫn nộ nữ sinh lớp 8 bị nhóm bạn đánh hội đồng, xé áo trong nhà vệ sinh
Dẫn tin từ VTC News, theo thống kê, toàn tỉnh Bình Dương có 447 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó có 344 cửa hàng đang hoạt động, còn lại 103 cửa hàng đóng cửa.
Trong số 103 cửa hàng xăng dầu đóng cửa thì có 21 cửa hàng không đủ điều kiện được cấp phép nên đã chuyển đổi công năng; 82 cửa hàng đang hoàn thiện hồ sơ về phòng cháy chữa cháy, chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ở sang đất thương mại để đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động trở lại.
Trước nỗi lo của người dân Bình Dương về việc thiếu nhiên liệu, Sở Công Thương tỉnh khẳng định, mặc dù số cửa hàng xăng dầu ngưng hoạt động nhiều nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn cung. Cụ thể, Bình Dương có 5 kho xăng dầu với trữ lượng 66.200 khối; có 2 nhà cung cấp xăng dầu lớn là Xăng dầu Sông Bé và Thanh Lễ với mức dự trữ luôn ổn định, đảm bảo cung ứng nguồn hàng từ nửa tháng trở lên.
Theo thông tin từ VOV, hiện Sở Công Thương đang phối hợp với các sở, ngành có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, được cấp lại giấy phép đủ điều kiện hoạt động.
Lợi dụng việc nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa, nhiều người đã mua xăng về bán lẻ trên các tuyến đường để hưởng chênh lệch.
Trước thực tế đó, người dân mong muốn cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, tránh tình trạng xăng dầu bán trôi nổi, tràn lan, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.