Trước đó, sau khi được các y, bác sĩ cấp cứu, đến sáng 19/7, nạn nhân đã đã tỉnh táo, rút được ống thở khí quản, bắt đầu nhận biết được môi trường xung quanh.
- Vụ sự cố ngạt khí ở Công ty Miwon: Xuất hiện clip cho thấy nạn nhân thứ 5 đã qua cơn nguy kịch
- Danh tính 4 người tử vong ở Công ty Miwon Phú Thọ: cố gắng kêu cứu nhưng không qua khỏi
Trao đổi với Dân Việt liên quan đến tình hình sức khỏe của nạn nhân duy nhất sống sót sau sự cố ngạt khí tại công ty Miwon, tối 20/7, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân Nguyễn Trung K. (SN 1987, ở Phú Thọ) tình trạng sức khoẻ xấu đã được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bệnh nhân được can thiệp thở ECMO, sau đó được chuyển về Hà Nội để tiếp tục điều trị tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Bạch Mai để theo dõi.
Trước đó, sau khi được giải cứu vì tai nạn lao động, anh K. được nhanh chóng đưa đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê và suy hô hấp nguy kịch. Sau khi được các y, bác sĩ cấp cứu, đến sáng 19/7, nạn nhân đã đã tỉnh táo, rút được ống thở khí quản, bắt đầu nhận biết được môi trường xung quanh.
Trước đó, theo thông tin của VTV, tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH Daesang Việt Nam (hay còn gọi là công ty Miwon) khi đơn vị này tiến hành vệ sinh hố ga vi sinh. Hai công nhân của một đơn vị vệ sinh tại Hà Nội do công ty thuê xử lý bể ga vi sinh, khi đang tiến hành làm vệ sinh thì bị ngạt khí độc. Nghe tiếng hô cứu, 3 công nhân của Công ty TNHH Daesang Việt Nam đang làm việc tại khu vực lò hơi chạy đến cứu cũng gặp nạn.
Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn tỉnh Phú Thọ được cấp báo tới ứng cứu. Các nạn nhân khi được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa lên khỏi bể ga thì đã có 3 người tử vong, 2 người được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh. Sau đó, một người cũng tử vong, còn duy nhất nạn nhân K. sống sót.
Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, khi tiếp cận hiện trường, lực lượng chức năng xác định có 5 nạn nhân gặp nạn hoàn toàn bất tỉnh dưới hố sâu hơn 5 mét, chứa nhiều chất thải độc hại, không gian chật hẹp, thiếu sáng, tầm nhìn bị hạn chế. Việc tiếp cận để ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm và sau 45 phút triển khai liên tục mới đưa được các nạn nhân lên trên.