Vốn là một loài vật sống tại Bắc Cực, nhưng mới đây một con cáo tuyết có màu lông trắng muốt đã được phát hiện đang sống trong nhà của một gia đình tại TP HCM.
- Đi làm mướn ở xa, quê nhà bị sạt lở tại Trà Leng người đàn ông đi bộ một ngày trời, vừa đi vừa khóc van xin người đi đường cho quá giang để kịp về với vợ con
- Vụ phát hiện 10 triệu đồng trong áo quần cứu trợ: Tặng lại số tiền cho gia đình tìm trả
Được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội về sự tồn tại của 1 cá thể cáo tuyết Bắc Cực trong một gia đình tại TP HCM đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Theo đó, thông tin trên được ENV (Education for Nature - Vietnam) - tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam tập trung vào việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường đưa tin trên trang Facebook của mình, thông tin cho biết ngày 26/10 vừa qua, một người dân sống tại TP HCM gọi điện thoại đến đường dây nóng để thông báo về việc nhà mình xuất hiện 1 cá thể cáo tuyết.
Sau 1 ngày làm việc, cáo tuyết được đưa về Thảo Cầm Viên, cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc loài vật đặc biệt này. Được biết, loài động vật này không phải là loài bản địa của Việt Nam, mỗi năm vẫn có rất nhiều những cá thể động vật hoang dã bị tách khỏi môi trường tự nhiên vốn có và được đưa sang những nơi khác dù khí hậu đối lập nhau.
Việc xuất hiện cá thể cáo tuyết cũng không trừ trường hợp cá thể này xổng chuồng từ một gia đình nào đó, vào năm 2018-2019 trào lưu mua loài cáo tuyết đã được lai tạo xuất hiện ở nhiều trang nuôi thú cưng, để sở hữu loài động vật này mức giá cũng không hề rẻ, với những con nhỏ có giá từ 15-20 triệu đồng, với những con lớn có giá lên tới 25 triệu đồng.
Lý giải về việc loài động vật này vẫn sống được ở Việt Nam trong khi môi trường sống và khí hậu của chúng hoàn toàn đối lập, ông Trần Quang Phương – Cán bộ quản lý chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (một tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam có trụ sở tại rừng quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình) trao đổi với phóng viên báo Dân Việt cho biết, có những loài thú được tạo ra từ loài thuần chủng nên có thể nuôi được giống như vật nuôi cảnh bằng cách lai tạo với giống vật nuôi thông thường.
Phương pháp ghép lai có thường là giữ lại 75% nguồn gen gốc còn 25% là một giống vật nuôi khác. Điều này giúp động vật có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau mà vẫn giữ được hình dáng hoang dã. Chính vì thế mà cáo Bắc Cực không chỉ nuôi được ở khí hậu Việt Nam mà còn ở nhiều vùng khí hậu khác cũng nuôi được.