Bé trai sơ sinh vừa chào đời đã mang thai chính người anh/chị em song sinh của mình. Đây là trường hợp dị tật thai trong thai hiếm gặp.
- Sáng tạo bá đạo chống cướp giật của anh xe ôm công nghệ ở Sài Gòn, dùng món đồ trong nhà bếp này để bảo vệ điện thoại
- Đỗ xe trong sân nhà ven đường từ đêm đến sáng, chủ xe bị trừng phạt theo cách tưởng chỉ có trong phim
Đó là trường hợp bé trai sơ sinh con sản phụ L.T.Y.V. Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé.
Bé được sinh mổ tại BV Từ Dũ với cân nặng lúc sinh 3.200 gam. Sau sinh đánh giá thấy bé có khối u kích thước 10 x 10 cm ở vùng bụng bên trái. Bé được chuyển đến BV Nhi Đồng 1 điều trị tiếp.
Kết quả siêu âm và CT bụng cho thấy có khối hỗn hợp trong ổ bụng, nằm sau phúc mạc trái, kích 53 mm x 81 mm. Khổi u to đẩy thận xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài.
Dựa vào kết quả hình ảnh siêu âm và CT bụng, kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ đã chẩn đoán đây là trường hợp thai trong thai và quyết định phẫu thuật cho bé.
Cuộc phẫu thuật được tiến hành lúc bé được 13 ngày tuổi. Trong lúc mổ các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới, nếu thao tác không chuẩn xác sẽ làm rách các mạch máu này và khả năng bé sẽ tử vong trên bàn mổ.
Trải qua 75 phút căng thẳng, cuộc mổ đã thành công tốt đẹp. Các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền máu trong và sau cuộc mổ.
Hiện tại sau phẫu thuật 3 ngày, sức khỏe của bé đã ổn định, được chuyển ra phòng ngoài nằm với mẹ và bú được sữa.
Theo các bác sĩ, dị tật thai trong thai hay còn gọi là thai nhi trong bào thai (Fetus In Fetu) là một bất thường sinh sản, trong đó một khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể.
Thai trong thai được hình thành khi các phôi song sinh trong tử cung không tách biệt hoàn toàn. Các phôi chi phối tiếp tục phát triển trong khi được bao bọc bởi phôi thai khác.
Sau đó, một phôi thai phát triển chính, phôi thai kia ký sinh vào phôi thai chính. Khi chưa được loại bỏ, những bào thai này lấy dinh dưỡng trực tiếp từ bên trong cơ thể người người anh/chị em song sinh.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người, thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ.
Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ tuổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.
Để tránh những nguy hiểm không đáng có khi mang thai, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên sinh con tốt nhất ở độ tuổi dưới 35, tốt nhất là 25 – 30 tuổi sẽ giúp hạn chế nguy cơ cao thai nhi bị dị tật. Ở độ tuổi trên 30, tỷ lệ dị tật sẽ tăng lên 4% so với 1% ở độ tuổi dưới 30.
Ngoài ra, thai phụ cần chú ý không nên bỏ qua các mốc quan trọng của thai kỳ như mốc 12 tuần, 22 tuần, 30 tuần…
Dị tật không phải đến tuổi thai đó mới có mà phát triển từ rất sớm, việc siêu âm thai kỳ theo các mốc kể trên sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật, giúp cho bác sĩ, gia đình có chỉ định tốt nhất.
Khi đi khám, mẹ bầu cần phải chọn những cơ sở y tế uy tín, tránh đến những cơ sở khám chưa được cấp phép. Việc tiêm phòng nhằm hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm cũng được khuyến cáo để bảo vệ thai nhi phát triển được tốt.