Người bị nhiễm COVID-19 thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống. Do đó các đối tượng F0 mức độ nhẹ và không triệu chứng, cần đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng.
- Xác định nguyên nhân hai trường hợp ở Lâm Đồng tử vong sau khi tiêm vắc xin COVID-19 Moderna
- Thông tin bất ngờ vụ cô gái trẻ gieo mình xuống sông Hồng nghi tự tử
Theo thông tin từ Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà vừa được Bộ Y tế ban hành, Bộ Y tế cho biết việc cung cấp dinh dưỡng cho F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là rất cầ thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.
Cụ thể, người bị nhiễm thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống. Do đó các đối tượng F0 mức độ nhẹ và không triệu chứng, cần đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.
- Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
- Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein như thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại, để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị như tỏi, gừng... để tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước, ước tính 40-45ml/kg cân nặng/ngày, hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Người bệnh nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, bổ sung nước từ các nguồn như ước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.
Bên cạnh đó, người bệnh không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Khi chế biến thực phẩm, người bị nhiễm cũng cần đảm bảo nguyên tắc an toàn thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm).
Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều muối, rượu, bia, không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Đối với người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Các chuyên gia y tế khuyến khích, người thân cần cho trẻ từ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày đối với trẻ không có sữa mẹ và trẻ trên 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, khi người bệnh sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.