Những ngày gần đây, vụ lùm xùm của nghệ sĩ Hoài Linh và 14 tỷ ủng hộ miền Trung giải ngân chậm suốt 6 tháng khiến dân mạng xôn xao. Vừa qua, nam TikToker Trương Quốc Anh đã có bài chia sẻ lại thông tin liên quan đến việc cứu trợ theo góc nhìn của người miền Trung.
- Sau vụ 'deadline' 15 tỷ, hot TikToker Trương Quốc Anh: 'Hoài Linh là NS chuyên nghiệp, nhưng thiếu chuyên nghiệp trầm trọng trước áp lực cộng đồng'
- TikToker Trương Quốc Anh: 'Anh Hoài Linh nên tổ chức cuộc họp báo xin lỗi đồng bào miền Trung và xin ý kiến nhà hảo tâm'
Từ vụ lùm xùm của nghệ sĩ Hoài Linh và số tiền 14 tỷ ủng hộ miền Trung bị giải ngân chậm, dư luận đang ngày càng nhạy cảm với vấn đề "người nổi tiếng đi làm từ thiện". Hầu như bất kỳ nghệ sĩ nào đã và đang có các hoạt động thiện nguyện đều bị chú ý, đem ra mổ xẻ, phân tích. Từ những điều trên, không ít ý kiến cho rằng có lẽ từ nay về sau không ai dám ủng hộ hay đứng lên kêu gọi từ thiện cho miền Trung nữa.
Trả lời vấn đề này, TikToker nổi tiếng Trương Quốc Anh, cũng là một người con ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có bài chia sẻ lại về một nội dung của trang "Tôi là người Lệ Thủy" trên trang cá nhân.
Theo "Người dân Lệ Thủy", ở miền Trung, bão lũ là chuyện bình thường "như rang bắp", "một năm vài ba cơn bão, nhiều thì chục cơn. Chỉ là năm vừa rồi lũ to nên thiệt hại nhiều". Đồng thời, bài viết cũng khẳng định: "Không có nghệ sĩ đi từ thiện thì dân miền Trung tôi vẫn sống, không chết được đâu".
Kể về những cái khổ của người miền Trung mùa lũ, "Tôi là người Lệ Thủy" cho biết khi nước ngập, người dân ai nấy đều phải đi tìm nơi cao mà trú, ưu tiên người gia và trẻ con, "tiếng kêu cứu ngập 1 góc trời".
"Trong 1 ngày, nước dâng lên đến nóc nhà. Rất nhanh và hoàn toàn cô lập từng nhà! Dân chúng tôi tự cứu nhau. Nhà nào thấp thì xin ở nhờ nhà cao hơn, ưu tiên trẻ em và người già di chuyển trước. Còn thanh niên, người trẻ thì cố cầm cự. Đầm mình trong nước, cứu được tài sản nào thì cố cứu. Riêng nhà tôi, trẻ em và ông bà già, di tản hết. Nhà cửa bỏ, lấy đồ dùng cần thiết rồi đi. Xác định lúc đấy: tính mạng là quan trọng!
Dân quê tôi lúc ấy mới biết: facebook tràn ngập lời kêu cứu! "ai ở gần nhà ông X, bà Y, sang xem giùm với, điện thoại ko liên lạc được. Ai ở cạnh anh K, ảnh bị dị tật không đi được, sang xem thế nào.Tiếng kêu cứu ngập 1 góc trời.
Lũ lớn, tính mạng trên hết. Vén đôi 3 bộ áo quần rồi chạy. Gạo lúa nồi niêu song chảo, cứ thể để lại. Cái ăn cái uống cực kỳ khó khăn. Nhiều người leo sàn nóc nhà nhịn đói cả vài ngày" - trích bài viết của "Tôi là người Lệ Thủy".
Trong lúc khốn khó nhất, theo "Tôi là người Lệ Thủy" cũng chỉ có người dân tự thương và cứu lấy nhau.
"Đêm khuya, mưa gió bão bùng, sóng to gió lớn. Người dân Ngư Thủy kéo xe chở thuyền đánh cá của họ vào, băng qua cánh đồng nước mênh mang sóng ấy, vào cứu dân tôi. Họ chạy qua từng nhà, soi đèn cứu từng người". Cũng từ lẽ đó, người dân cho hay "không có Idol nghệ sĩ của các bạn, dân tôi vẫn sống, không chết được đâu! Anh em làng xóm nơi cao không ngập lụt, hợp lại. Nhà góp con gà, nhà mang đấu gạo, nhà đưa cân dưa... Nấu hàng ngàn suất cơm, rồi khăn gói chèo thuyền đến từng nhà. Bất chấp mưa gió, bất chấp hiểm nguy".
Cuối bài, "Tôi là người Lệ Thủy" cũng muốn nhắn nhủ đến những "anh hùng cào phím" rằng việc cứu người như cứu hỏa và "Các bạn có ở hoàn cảnh đó mới biết, tình người trong lúc khó khăn hoạn nạn đáng quý biết nhường nào".
Bài viết sau khi được đăng tải như thường lệ vẫn nhận được sự quan tâm của đồng đảo cư dân mạng. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình, bày tỏ sự xót đối với những khó khăn mà người dân miền Trung phải trải qua, một số người lại cho rằng bài viết đang phủ nhận công sức của những đoàn cứu trợ trước đó.
TANG THƯƠNG là thứ xúc cảm mà chỉ những ai lội mưa đội lũ vào tận nơi mới thấm được !
“Tôi người miền trung , Quảng bình. Dân vùng lũ truyền kiếp. Trận lũ lịch sử vừa rồi , nhà tôi nằm ngay rốn lũ Lệ Thủy. Các bạn cứ gõ GG thôn Tuy Lộc , Lộc Thủy là thấy . Nhà tôi cạnh sông Kiến Giang , cách nhà Cụ Giáp cũng chỉ 1km thôi.
Qua cái vụ nghệ sĩ ủng hộ , thấy nhiều bạn comment , bảo "từ nay sẽ ko có ai dám kêu gọi ủng hộ , ko ai dám từ thiện , nghệ sĩ dỗi rồi , không kêu gọi từ thiện nữa dân miền Trung sẽ sống sao !?
Đại loại thế...
Xin thưa với mấy bạn anh hùng cào phím : Mấy bạn cứ chuyển nhà về vùng lũ miền Trung sống vài năm đi rồi sẽ biết. Một năm vài ba cơn bão, nhiều thì chục cơn. Lũ đều như rang bắp, chỉ là năm vừa rồi lũ to nên thiệt hại nhiều. Về đi, về đây sống rồi các bạn sẽ thấy : không có nghệ sĩ đi từ thiện thì dân miền Trung tôi vẫn sống. Ko chết được đâu !!!
Tôi đi học rồi ở lại Sài Gòn, lấy vợ sinh con. Vì hoàn cảnh nên gửi con nhỏ ở quê. Chắc các bạn ko hiểu được cảm giác, cả đêm cầm điện thoại gọi nhờ người này người kia đến xem ông bà với con cái thế nào đâu nhỉ. Trong 1 ngày, nước dâng lên đến nóc nhà. Rất nhanh và hoàn toàn cô lập từng nhà !
Rồi, dân chúng tôi tự cứu nhau. Nhà nào thấp thì xin ở nhờ nhà cao hơn, ưu tiên trẻ em và người già di chuyển trước. Còn thanh niên, người trẻ thì cố cầm cự. Đầm mình trong nước, cứu được tài sản nào thì cố cứu. Riêng nhà tôi, trẻ em và ông bà già, di tản hết. Nhà cửa bỏ, lấy đồ dùng cần thiết rồi đi. Xác định lúc đấy : tính mạng là quan trọng !
Có bạn nào đang đọc bài này, dân quê tôi, lúc ấy mới biết : facebook tràn ngập lời kêu cứu ! "ai ở gần nhà ông X, bà Y, sang xem giùm với, điện thoại ko liên lạc được. Ai ở cạnh anh K, ảnh bị dị tật không đi được, sang xem thế nào..."Tiếng kêu cứu ngập 1 góc trời...
Người thân các bạn đi làm về muộn hơn thường ngày, bạn lo lắng. Dù điện thoại bảo đang về, các bạn cũng lo lắng. Nên các bạn thử đặt trường hợp : Giữa hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, liên quan đến tính mạng người thân, mà điện thoại không liên lạc được, cảm giác của bạn sẽ thế nào !?
Các bạn muốn biết, ai là người cứu dân tôi đầu tiên không ? Là dân tôi tự cứu nhau đấy !!!
Tuy là vùng sống nước, nhưng chỉ những nhà cạnh sông, hoặc làm nghề cá mới có Đò ( chỗ bạn gọi là thuyền). Cấp bách nhất lúc đấy là tìm từng nhà, di chuyển người già & trẻ nhỏ đến nhà cao hơn. Lúc đó, những nhà 2 tầng, đều chen chúc nhau từ 10 đến 20 người. Như trại tị nạn !
Các bạn có muốn biết thêm, ai là người cứu dân tôi lúc ấy không ? Vẫn là dân tôi đấy !
Dân Ngư Thủy - quê hương của những nữ pháo binh anh hùng ngày ấy, là những người trực tiếp cứu dân rốn lũ lúc đó. Ngư Thủy, vùng ven biển. Các bạn đi xe khách đường dài qua quốc lộ 1A ngang qua Quảng Bình, nhìn bên tay nào có nhiều đồi cát trắng phau trải dài, là Ngư Thủy đấy. Phía tay còn lại, có đồng lúa xanh mướt, nhìn ra xa tí, là rốn lũ Lệ Thủy.
Đêm khuya, mưa gió bão bùng, sóng to gió lớn. Người dân Ngư Thủy kéo xe chở thuyền đánh cá của họ vào, băng qua cánh đồng nước mênh mang sóng ấy, vào cứu dân tôi. Họ chạy qua từng nhà, soi đèn cứu từng người.
Đoán xem, ai là người cứu dân tôi lúc sống chết ấy nào ? Kính thưa, vẫn là dân tôi đấy !!!
Chính quyền sở tại lúc ấy, thưa: cũng là con dân vùng lũ. Họ sơ tán nhanh chóng, bỏ lại gia đình và đi làm nhiệm vụ. Họ ngâm mình trong dòng nước bạc ngày đêm để cứu hàng xóm, cứu đồng bào.
Xin hỏi mấy bạn comment"ko có nghệ sĩ kêu gọi từ thiện thì dân tôi sẽ chết" rằng : lúc ấy, thần tượng của các bạn ở đâu ? Thưa luôn : lúc ấy còn đang ngủ !!!
Lũ lớn, tính mạng trên hết. Vén đôi 3 bộ áo quần rồi chạy. Gạo lúa nồi niêu song chảo, cứ thể để lại. Cái ăn cái uống cực kỳ khó khăn. Nhiều người leo sàn nóc nhà nhịn đói cả vài ngà.
Xin hỏi , ko có Idol nghệ sĩ của các bạn , dân tôi có chết không ? Thưa luôn : dân tôi vẫn sống , không chết được đâu ! Anh em làng xóm nơi cao ko ngập lụt , hợp lại. Nhà góp con gà , nhà mang đấu gạo , nhà đưa cân dưa... Nấu hàng ngàn suất cơm , rồi khăn gói chèo thuyền đến từng nhà. Bất chấp mưa gió , bất chấp hiểm nguy...
Cứu người như cứa hỏa. Các bạn có ở hoàn cảnh đó mới biết , tình người trong lúc khó khăn hoạn nạn đáng quý biết nhường nào ...
Nước ngâm vài ngày, cũng rút. Hậu cảnh sau lũ mới đau đớn các bạn ạ , không dễ như cào phím đâu...
Về nhà , nhìn đống đổ nát hoang tàn mới cảm thấy tuyệt vọng....”
Cree..Tôi là người Lệ Thủy