Màu đỏ là biểu tượng của màu cờ sắc áo, của Tổ quốc Việt Nam, một cô bán hàng trên phố thân thiện tặng những chiếc mũ màu đỏ cho bạn bè quốc tế. Đơn giản lắm, như cách cô chia sẻ, "Mong các bạn có một chút nhớ thương về Hà Nội, về con người Việt Nam".
- Chân dung người vợ xinh đẹp, bí ẩn và cuộc tình kín tiếng của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
- Vẻ "soái ca" của phóng viên Triều Tiên tại Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2
"Không đùa đâu, người Việt Nam đặc biệt xem trọng các món ăn dành cho truyền thông quốc tế"
Đi giữa Hà Nội những ngày này, hòa vào không khí của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, chính mỗi người dân là một đại sứ đại diện cho đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách. Đường phố, từng ngóc ngách, con ngõ nhỏ mỗi ngày bạn đi qua, phần nhiều xinh đẹp hơn trước nhờ những lá quốc kì, những giỏ hoa tươi. Hà Nội đang đẹp lên từng ngày, nhất là thời điểm 2 nhà lãnh đạo lớn nhất thế giới đến đây, vì một thông điệp hòa bình mang tính lịch sử.
Khoảng 1 tuần trước cuộc gặp gỡ lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, gần 3.000 phóng viên quốc tế từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam. 550 phóng viên trong nước cũng tham gia đưa tin hội nghị thượng đỉnh. Con số này lớn hơn số lượng phóng viên tại APEC 2017, đủ chứng minh sức "nóng" của hội nghị nói chung và vẻ thu hút của Hà Nội - thành phố vì hòa bình, nói riêng.
Dạo phố những ngày này, bạn sẽ bắt gặp các phóng viên nước ngoài tác nghiệp với đủ thứ thiết bị bên cạnh. Thường họ làm việc từ sáng sớm tới tận 11h tối. Mọi khó khăn đối với họ gần như được giải tỏa khi Trung tâm Báo chí Quốc tế được thành lập trong khoảng thời gian cực ngắn, trang bị đầy đủ thiết bị từ máy tính, tới mạng Internet tốc độ cao.
Những điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất của Việt Nam, đi kèm sự nhiệt tình, nồng ấm của người dân đã phần nào đem đến cho họ sự thoải mái khi tác nghiệp và những ấn tượng tốt đẹp.
Tất cả phóng viên quốc tế đều được thưởng thức miễn phí nhiều đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, như bún chả, bún thang, nem, phở, cà phê trứng,... do chính tay nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng nhất chế biến. Nhiều chuỗi quán cafe, quán ăn nổi tiếng của Hà Nội cũng mong muốn đây là cơ hội quảng bá ẩm thực Việt Nam tới các phóng viên nước ngoài và thành viên phái đoàn Mỹ, Triều Tiên khi đến Hà Nội.
Gần đây nhất, anh Bhavan Jaipragas, đến từ báo South China Morning Post đã hóm hỉnh chia sẻ trên trang cá nhân: "Tin rất, rất, rất quan trọng! Yêu cầu các nhà báo tác nghiệp tại trung tâm báo chí phải được mời ăn tất cả những đặc sản ẩm thực của Việt Nam như nem, phở, xôi và thịt nướng".
Dòng tweet trên của Bhavan cho thấy sự hào hứng trong anh, dù luôn phải cập nhật sát sao sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhưng cũng không quên bỏ qua các món ăn hấp dẫn của đất nước Việt Nam.
Bhavan còn tiết lộ thêm: "Không đùa đâu, người Việt Nam đặc biệt xem trọng các món ăn dành cho truyền thông quốc tế - tương tự như Singapore đã làm vào năm ngoái. Tại trung tâm báo chí, họ còn tổ chức triển lãm 'nghệ thuật chế biến món ăn của Hà Nội' nữa".
Bhavan không phải là nhà báo duy nhất hào hứng với các món ngon Việt Nam. Trước đó, nhóm phóng viên từ hãng tin Reuters đã nhanh tay chụp hình cả đoàn check-in trước một tiệm bánh mì. Phóng viên Hyonshee Shin là người đăng ảnh lên mạng xã hội cùng lời khen ngợi: "Rủ nhau đi ăn món bánh mì ngon nhất Hà Nội".
Trong khi đó, Josh Berlinger từ đài CNN (Mỹ) đăng hình ảnh bắt mắt của món chả cá mà anh được thưởng thức. "Đây là món cá rán độc đáo của Hà Nội. Có một con đường tại thủ đô được đặt theo tên món ăn này", Josh viết, có lẽ muốn nhắc đến "Phố Chả Cá" trứ danh.
"Mong bạn bè quốc tế có một chút nhớ thương về Hà Nội, về con người Việt Nam"
Bên cạnh những món ngon, cảnh đẹp, những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, bạn bè quốc tế còn có những câu chuyện thú vị về con người hiếu khách, thân thiện, những cử chỉ đẹp của người dân Thủ đô.
Ở Hà Nội, có tiệm salon dành thời gian để cắt tóc miễn phí cho những ai muốn có mái tóc giống ông Donald Trump và ông Kim Jong-un. Rồi những chiếc áo phông in hình Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên hay cờ 3 quốc gia Mỹ, Triều Tiên, Việt Nam được bày bán nhiều tại các cửa hàng thu hút đông người mua. Nhưng có lẽ, sự thân thiện, mến khách mới là lý do khiến đông đảo du khách đến đây.
Màu đỏ là biểu tượng của màu cờ sắc áo, của Tổ quốc Việt Nam, một cô bán hàng trên phố thân thiện tặng những chiếc mũ màu đỏ cho bạn bè quốc tế. Đơn giản lắm, như cách cô chia sẻ, "Mong các bạn có một chút nhớ thương về Hà Nội, về con người Việt Nam".
Nếu bạn có cơ hội ghé quán nước chè trên phố Lý Thường Kiệt, ắt hẳn sẽ bắt gặp ông chủ nhiều tuổi, chân thật và dí dỏm:
"Hôm nay là sự kiện trọng đại, khuyến mạiiii" - ông chú hét lớn, rồi đon đả mời từng phóng viên uống nước chè nhà mình, bởi người Việt Nam là thế đấy, mến khách và thân thiện!
Việt Nam có vinh dự được là quốc gia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh mang tầm vóc thế giới, nhưng vinh dự nhất của đất nước chúng ta là giờ phút này được chứng kiến sự thay đổi vĩ đại nhất, một hành tinh cùng ngồi lại vì hoà bình, không còn chiến tranh. Chúng ta đều rất vui khi thấy Hà Nội là thành phố trung lập đóng góp vào nền hoà bình ấy. Và bởi lẽ chính từ trong lòng thành phố này, và mai sau trên khắp đất nước chúng ta, những niềm vui nhỏ nhặt, sự thân thiện, mến khách cứ lan tỏa, từ hàng quán tới vỉa hè, tiệm cà phê, văn phòng công sở.
Đúng là chưa từng có trong tiền lệ trước đây, một cơ hội để hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam được cả thế giới biết đến nhiều như vậy!