Tính chung từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu đã điều chỉnh hơn 10 lần, 7 lần tăng, 4 lần giảm và một lần giữ nguyên.
- TP.HCM: Phát hiện thi thể 1 phụ nữ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
- Bị hàng xóm đánh tràn dịch màng phổi vì hát Karaoke gây ồn ào
Dẫn tin từ VTCNews, theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính ngày 21/4, các mặt hàng xăng, dầu hầu hết đều giảm giá. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 giảm 485 đồng/lít, bán ra không cao hơn 22.688 đồng/lít; xăng RON95 giảm 606 đồng, bán ra không cao hơn 23.639 đồng/lít.
Tương tự, dầu diesel giảm 752 đồng, bán ra không cao hơn 19.397 đồng/lít. Giá ầu hỏa giảm 259 đồng, bán ra không cao hơn 19.480 đồng/lít.
Riêng giá dầu mazut tăng 649 đồng, bán ra không cao hơn 15.843 đồng/kg.
Kỳ này, liên Bộ trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 150 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu diesel ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 0 đồng/kg (như kỳ trước).
Đồng thời, cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu (kỳ trước chi đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg).
Theo thông tin từ Báo Giao Thông, tính chung từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 7 lần tăng, 4 lần giảm và một lần giữ nguyên.
Theo thông báo từ Petrolimex, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn tháng 3 tại đơn vị này là hơn 2.400 tỷ đồng. Còn PVOil đang âm hơn 346 tỷ đồng Quỹ bình ổn.
Hiện thị trường xăng dầu vẫn tiếp tục nóng câu chuyện chiết khấu của doanh nghiệp bán lẻ. Trong đơn “kêu cứu” khẩn cấp của một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị cho biết: Thời gian qua, việc kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn, trong khi cơ quan quản lý đang áp dụng các quy định không đúng trong điều hành.
Các doanh nghiệp bán lẻ yêu cầu lập hội đồng phân chia lại định mức chi phí của các doanh nghiệp bán lẻ, và kiến nghị được hoàn trả phần lợi nhuận và chi phí kinh doanh định mức (phần DN đáng được hưởng trong khoản 1.350 đồng đã được tính vào giá bán lẻ, nhưng họ thường bị ép chiết khấu gần ngưỡng 0 đồng).
Trước yêu cầu trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo Bộ Công thương và Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét và có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp bằng văn bản về các kiến nghị trên.