Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến chế độ ốm đau dài ngày của người lao động trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.
- Đau thắt lòng trước cảnh người chồng trẻ bên 3 chiếc quan tài của vợ và 2 con: 'Sao lại bỏ anh, bỏ bố mà đi thế này'
- Từ việc phụ huynh "sập bẫy" lừa đảo con đang cấp cứu: Nhận biết và phòng chống thế nào?
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau trong tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Sau khi hết thời gian nghỉ này mà cần tiếp tục điều trị thì người lao động mới bị tính mức hưởng thấp hơn.
Tuy nhiên dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày.
Thay vào đó, Điều 47 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo đó, người lao động mắc bệnh dài ngày chỉ được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên mà người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.