Cùng chung hoàn cảnh đôi mắt bị mù thế nhưng anh Quý, chị Luyến vẫn sống rất hạnh phúc. Anh chị ở với nhau đến nay đã 14 năm có hai mụn con nhưng chưa được tổ chức một đám cưới đúng nghĩa…
- Tờ 200k gói trong bó rau từ quê gửi lên cho con gái cùng câu chuyện cảm động về tình mẹ
- Biết con chào đời không có não, không thể sống quá 1 tuần, bà mẹ quyết sinh con vì lý do vô cùng cảm động
Mới đây, đám cưới tập thể “Giấc mơ có thật” diễn ra tại Hà Nội tổ chức cho 65 cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật. Họ là những con người kém may mắn trong cuộc sống, khuyết tật nhưng ở họ luôn có ý chí vươn lên, lạc quan trong cuộc sống. Hơn thế nữa những số phận không may mắn ấy họ đã tìm được một nửa hạnh phúc của cuộc đời mình, cùng nhau chia sẻ vui buồn, hạnh phúc…
Đám cưới tập thể “Giấc mơ có thật” được tổ chức trong niềm vui, hạnh phúc của các cặp đôi. Đây là ngày mà cô dâu được khoác lên mình bộ váy cưới, khoác tay chú rể trong hạnh phúc tiến vào hôn trường.
Nắm chặt tay người vợ trong suốt hành trình đám cưới diễn ra, anh Lường Văn Quý (sN 1982, trú tại Hà Giang) và chị Hoàng Thị Luyến (SN 1983) không giấu được niềm vui hạnh phúc. Hai anh chị đã cùng con và người thân về Hà Nội để dự đám cưới.
Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Quý chia sẻ, từ nhỏ bị khiếm thị bẩm sinh, hai mắt không thể nhìn thấy gì. Chị Luyến, vợ anh ảnh hưởng chất độc da cam từ người thân nên cùng chung số phận như anh.
Cả anh và vợ quen nhau trong hội khuyết tật tỉnh Hà Giang, ở đây anh và chị hay đi hát tình thương. Dù không nhìn thấy nhưng qua những câu chuyện làm quen anh chị dần nảy sinh tình cảm rồi đem lòng yêu thương.
Nắm chặt tay chồng, chị Luyến vui vẻ cho hay, dù lấy nhau đến nay đã 14 năm và có hai người con trai nhưng cuộc sống khó khăn, anh chị chưa có dịp để làm đám cưới. Chị Luyến cũng chưa bao giờ khoác lên mình bộ váy cô dâu. Nghe tin được tổ chức đám cưới, vợ chồng anh chị đều rất hạnh phúc. Do nhà cách Hà Nội hơn 300km nên cặp vợ chồng này cùng các con và người thân đã xuống Hà Nội từ đêm qua.
“Dù chưa bao giờ nhìn thấy nhau, nhưng tôi cảm nhận được cả hai bên nhau vì tình yêu. Cuộc sống nhiều lúc khó khăn nhưng chúng tôi đã cùng nhau quyết tâm để vượt qua. 14 năm đã qua chúng tôi vẫn hạnh phúc, có hai người con trai là minh chứng cho tình yêu ấy”, chị Luyến cười nói.
Cũng như vợ chồng anh Quý, chị Luyến, anh Trần Văn Tưởng (SN 1987, quê Thường Tín, Hà Nội) bị khuyết tật từ nhỏ. Năm nay 32 tuổi nhưng thân hình anh Quý nhỏ thó như đứa trẻ. Hôm nay, anh có chung một hạnh phúc đó là cùng vợ của mình tiến lên lễ đường.
Sinh ra kém may mắn hơn bao người, anh mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh, cơ thể anh rất nhỏ nhắn, chỉ co một mét và nặng 28 cân. Căn bệnh khiến cuộc sống của anh gặp nhiều khó khăn, vất vả. Lớn lên anh được vào làm trung tâm dạy nghề ở quê, và tại đây anh gặp và đem long yêu mến chị An Thị Kim Tiền (SN 1990, quê Thanh Trì, Hà Nội).
Chị Tiền từ nhỏ đôi chân đã không lành lặn, một bên chân của chị khuyết tật, đi lại rất khó khăn. Hiểu và thông cảm hoàn cảnh của nhau, cả hai đã về chung một nhà, vun vén tổ ấm cho mình.
Đến nay 14 năm về chung nhà, biết bao khó khăn vất vả, cả hai đã gặp và trải qua, niềm an ủi động viên lớn nhất là hai người con xinh xắn, kháu khỉnh luôn bên cạnh. Cũng từng ấy thời gian về với nhau, chưa bao giờ anh chị nghĩ đến việc sẽ được mang váy cưới, chụp ảnh cưới và tổ chức được một đám cưới như bao người khác.
“Hôm nay được nhìn vợ khoác trên mình bộ váy cưới, cả hai được chụp ảnh cưới và hơn hết gặp được những con người có hoàn cảnh như mình tôi rất xúc động và hạnh phúc. Tôi không biết phải nói gì, chỉ biết nói lời cảm ơn đến ban tổ chức”, anh Tưởng xúc động.