Cọng rơm làm gãy lưng lạc đà

Xã hội 03/07/2024 10:16

Người làm con lạc đà sụp đổ chắc chắn không chỉ là một cọng rơm, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng bạn không phải là cọng rơm cuối cùng đó.

Có một lý thuyết trò chơi “Hai con dê qua cầu” nổi tiếng: Một con dê trắng và một con dê đen gặp nhau trên một cây cầu hẹp. Không con nào chịu nhường đường, cả hai sẽ đối đầu đến khi kiệt sức và cùng rơi xuống vực thẳm.

Bên nào phải nhượng bộ nhiều hơn? Rất đơn giản, đó chính là bên hạnh phúc hơn nên nhường. Nếu dê trắng có điều kiện tốt, cuộc sống đặc biệt hạnh phúc, còn dê đen mắc bệnh nặng, nghèo khổ thì bên nhường đường chắc chắn là dê trắng. Bởi vì rơi xuống vực thẳm, tổn thất của dê trắng lớn hơn.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong cảnh nghèo khó và chán nản suốt ngày. Họ giống như con lạc đà kiệt sức, hành động hay lời nói của bạn có thể là cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng họ.

Đối với họ, họ cho rằng mình là kẻ không ra gì, cuộc đời mục nát, thời gian không quý báu nên họ sẵn sàng dây dưa với bạn, thậm chí kéo bạn xuống.

Khi gặp những người như vậy, hãy nhớ đừng dễ dàng chạm vào vết thương của họ chứ đừng nói đến việc kích thích họ bằng lời nói.

Ngay cả khi gặp phải vấn đề gây tranh cãi, bạn cũng phải biết im lặng đúng lúc và tránh xung đột trực tiếp. Nếu không, bạn sẽ là người thua cuộc.

Cọng rơm làm gãy lưng lạc đà - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Có câu ngạn ngữ Mỹ: Hãy cẩn thận với những người không có gì để mất.

Nhà tâm lý học xã hội hiện đại Maslow cũng đề xuất: Bất kể khi nào và ở đâu, bạn phải tránh xung đột với những người không có gì để mất vì họ có khả năng tự chủ kém và cái giá phải trả cho việc phạm tội là rất thấp.

Đối đầu với những người như vậy giống như chơi trò chơi nguy hiểm, rất dễ bị tổn thương.

Luật sư nổi tiếng Liang Jing đã kể lại một vụ án kinh điển. Một đôi tình nhân đang ăn mừng việc bảo vệ luận văn thành công tại một quán nướng ven đường, vì cô gái xinh đẹp nên bị một người đàn ông say rượu bên cạnh buông lời trêu ghẹo.

Chàng trai nghĩ không cần phải chấp nhặt, ăn xong rồi đi, sau này không đến đây nữa.

Bạn gái lại nói: “Sao anh nhát gan thế, anh có phải đàn ông không?” Sau đó, cô đứng dậy và cãi nhau với người say rượu.

Kết quả là người say rượu cảm thấy mất mặt, nổi giận, lao vào đánh. Trong lúc đánh nhau, chàng trai vì bảo vệ bạn gái đã bị người say rượu đâm ba nhát, không qua khỏi.

Đánh đổi mạng sống của mình, đánh đổi hạnh phúc của mình với một người không có gì để mất, có đáng không?

Chàng trai vừa tốt nghiệp đại học, còn cả tuổi trẻ và tương lai tươi sáng; còn người mà anh gặp có thể vừa uống rượu xong, đầy tức giận, không một xu dính túi, có thể đã sớm bi quan, chán ghét cuộc sống và đầy những cảm xúc tiêu cực cần tìm nơi để trút giận…

Nhà tâm lý học tội phạm người Pháp David Miller đã đề cập đến một dữ liệu trong một bài phát biểu: Trong số tất cả các vụ giết người ở Pháp năm 2019, tỷ lệ giết người trong lúc nóng giận chiếm tới 66%. Tội phạm do nóng giận trong luật pháp phương Tây được coi là một loại tội phạm “tấn công do thất vọng”.

Loại tội phạm này có nhiều đặc điểm chung: Hầu hết họ đều ở tầng lớp dưới cùng của xã hội, nơi mà cái giá phải trả cho tội phạm rất thấp và họ ít phải lo lắng.

Bản chất họ không phải là những "người xấu" xấu xa, nhưng họ chứa đầy năng lượng tiêu cực và rất bạo lực, đồng thời có thể dễ dàng mất kiểm soát đối với những vấn đề tầm thường.

Cọng rơm làm gãy lưng lạc đà - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Thực tế, những năng lượng tiêu cực này không nhất thiết do một người cụ thể nào mang lại, mà là do nhiều sự việc cộng dồn lại, nạn nhân chỉ tình cờ là người châm ngòi cho họ vì họ không có gì nên thường không sợ mất mát gì. Người làm con lạc đà sụp đổ chắc chắn không chỉ là một cọng rơm, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng bạn không phải là cọng rơm cuối cùng đó.

Có câu, “người đi chân đất không sợ người mang giày”. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta nên giữ lễ độ và khoan dung với những người có cuộc sống không suôn sẻ, bi quan chán đời. Gặp những người như vậy, đừng dễ dàng chạm vào nỗi đau của họ, càng không nên dùng lời nói để kích động họ. Ngay cả khi gặp phải vấn đề tranh cãi, cũng cần biết khi nào nên im lặng, tránh xung đột trực tiếp.

Có những điều còn hơn cả thắng thua

Tôi sống ở một khu chung cư, thang máy được chia thành hai bên, một bên cho tầng thấp và một bên cho tầng cao, thang máy tầng cao chỉ dừng từ tầng 28 trở lên. Tôi sống ở tầng 34, hôm đó như thường lệ, tôi bấm số tầng của mình rồi bắt đầu lướt điện thoại.

Trong thang máy còn có một anh đang gọi điện thoại, giận dữ vô cùng. Đột nhiên, anh ấy bắt đầu chửi tôi: “Có phải mày đã hủy tầng tao bấm không, sao qua tầng 17 mà vẫn chưa dừng?”

Bị mắng oan, tôi đang định đáp trả thì đột nhiên ngửi thấy mùi rượu nồng nặc. Nhìn vào đôi mắt đỏ ngầu, tôi cố nén giận, kiên nhẫn giải thích cho anh rằng thang máy được chia thành tầng cao và tầng thấp, muốn đi tầng 17 thì phải làm sao.

Lúc này, anh ấy ngại ngùng nói: “Anh xin lỗi, nhà có chuyện, bạn bè mượn tiền không trả được…”.

Thực sự, nếu tôi còn trẻ hơn mười mấy tuổi, có lẽ đã cãi nhau với anh ấy trong thang máy rồi. Nhưng bây giờ, tôi hiểu rằng cuộc sống không phải là một đấu trường, không cần thiết phải phân thắng thua trong mọi việc. Trên cả thắng thua, trên đời còn có những thứ quan trọng hơn chẳng hạn như người vợ hiền và những đứa con đáng yêu của tôi.

Dù bạn xảy ra xung đột với ai, thường chỉ cần đáp lại dăm ba câu. Nếu sự việc vẫn chưa rõ ràng, mà đối phương ngày càng nóng nảy, tốt nhất bạn nên nhường một chút. Đôi khi cách bạn xử lý vấn đề sẽ quyết định hướng đi của sự việc. Gặp tranh chấp, nhường nhịn một chút, biết đâu con đường bạn nhường bây giờ sẽ trở thành con đường sáng trong tương lai.

Nữ giám đốc kiếm 10 tỷ đồng/năm hối tiếc vì đã mua xe ô tô 1,7 tỷ đồng

Một chiếc ô tô đắt tiền không phải là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống, càng không có chứng tỏ là ai đó đang có tình hình tài chính tốt.

TIN MỚI NHẤT