Clip cận cảnh nơi trú ẩn của người phụ nữ trong 7 ngày rơi xuống vực ở Yên Tử: Lời nạn kể lại liệu có đúng sự thật?

Xã hội 07/05/2022 14:24

Mới đây, Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết vừa cử lực lượng đu dây xuống khu vực người phụ nữ bị mắc kẹt trong 7 ngày để ghi nhận hình ảnh thực tế.

Liên quan đến vụ việc người phụ nữ sống sót thần kỳ trong 7 ngày rơi xuống vực Yên Tử, danh tính người này được xác định là Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963) trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Theo VietNamNet, ngày 7/5, Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết vừa cử lực lượng đu dây xuống khu vực bà Liên mắc kẹt trong 7 ngày để ghi nhận hình ảnh thực tế.

Theo đó, địa hình khu vực bà Liên mắc kẹt đúng với lời kể của bà khi tại đây vẫn còn dấu vết sinh hoạt của con người. Tại đây có một mom đá cách chùa Đồng 40m, đây cũng là nơi bà Liên trú ngụ để tránh mưa, gió trong thời gian mắc kẹt.

Xung quanh mom đá này mọc nhiều khóm trúc, dương xỉ và lạc tiên, cạnh đó là bãi rác nơi có nhiều chai nhựa, túi nilon. Theo lời bà Liên, để tránh mất nhiệt trong những ngày mưa, gió, bà đã dùng áo mưa quấn quanh người, túi nilon trùm lên đầu.

7 ngay song sot 1
Mom đá nơi bà Liên trú ẩn - Ảnh: VietNamNet
7 ngay song sot 2
Để tránh mất nhiệt trong những ngày mưa, gió, bà đã dùng áo mưa quấn quanh người, túi nilon trùm lên đầu - Ảnh: VietNamNet

Thức ăn ngoài những miếng cơm cháy, bánh gạo còn sót lại thì cây dương xỉ, lạc tiên được bà Liên tận dụng. Những bụi dương xỉ có chỗ bị ngắt ngọn hoặc nhổ tận gốc làm thức ăn khớp với lời kể của bà Liên.

"Chúng tôi đã trực tiếp đi xuống lại khu vực bà Liên mắc kẹt xem có đúng không, tất cả đều trùng khớp với lời kể của nạn nhân" - Trưởng ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử Lê Tiến Dũng cho biết.

7 ngay song sot 3
Cây dương xỉ và củ lạc tiên mọc nhiều tại khu vực bà Liên mắc kẹt - 

Chia sẻ với Dân Trí, ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh khẳng định, khu vực bà Liên rơi xuống có địa hình phức tạp và cũng là một trong các vực sâu xung quanh chùa Đồng, Yên Tử. Đặc biệt vực sâu phía sau ngôi chùa toàn đá rất hiểm trở nên lực lượng chức năng phải dựng lan can sắt, đặt biển cảnh báo nguy hiểm.

Theo một nhân viên Ban quản lý, khoảng 50-60% khu vực xung quanh chùa Đồng là vực sâu.

7 ngay song sot 4
Khu vực bà Liên rơi xuống là vực sâu, vách đá dựng đứng nhưng có cây rừng mọc khá dày - Ảnh: Dân Trí 

Trước đó, theo Tuổi Trẻ, kể về hành trình 7 ngày "sinh tử" của mình, bà Liên cho hay, ngày 27/4, bà đi từ nhà xuống Hạ Long lấy thuốc và dự tính thăm người bạn, tuy nhiên sau đó không tìm thấy bạn. Khi nghe một số người nói ở đây tiện xe buýt đến Yên Tử nên bà quyết định đi để chiêm bái và mong cầu điều may mắn cho gia đình.

Sau khi lễ Phật và chiêm bái cảnh quan, bà xuống núi và định đi nhanh để theo kịp mấy tốp người phía trước nhưng thấy mệt, ngồi nghỉ ngay sát lan can khu vực này. Khi đứng dậy, bà thấy chóng mặt, hoa mắt và ngã nhào xuống dưới.

7 ngay song sot 5
Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963) trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh: Tuổi Trẻ

Lúc tỉnh dậy thấy mình nằm trong một cái khe, đầu gối lên rễ cây, người nằm phía dưới. Khi đó nghe có tiếng người, bà định đứng lên kêu cứu thì giẫm vào một túi rác và rơi tiếp xuống phía dưới....

Để duy trì sự sống, bà Liên kể phải chia nhỏ gói cơm cháy trong chiếc túi mang theo để ăn dần, uống nước trong các chai bị vứt xuống trước đó.

"Ngoài bới rác thì hái lá, củ dương xỉ để ăn. Đến ngày 3-5, cơm cháy, nước cũng chỉ còn một chút và đang định đi bới rác tiếp thì may mắn có người nghe thấy tiếng tôi kêu cứu" - bà Liên nhớ lại...

Tổ công tác hé lộ quá trình 'giải cứu' người phụ nữ sống sót 7 ngày dưới vực sâu Yên Tử: 'Đây thực sự là kỳ tích'

Liên quan đến vụ người phụ nữ sống sót 7 ngày khi rơi xuống vực sâu Yên Tử, mới đây, nhân viên Phòng Quản lý bảo vệ di tích đã kể lại toàn bộ quá trình giải cứu nạn nhân.

TIN MỚI NHẤT