Bà Nguyễn Thị Lưu, 64 tuổi, từ chối lấy 3.000 đồng hỗ trợ thiệt hại do bão, song được cán bộ động viên "cứ nhận" nên bà đem về làm kỷ niệm.
- Miền Trung mưa bão dữ dội, nhiều người mất tích, lốc xoáy hàng chục nhà tốc mái
- Bão số 8: Sóng cao 5m đang đánh vào bờ biển Nghệ An, hàng trăm khối đất đá sạt lở, đổ xuống quốc lộ
Do đó, sau khi làm xong buổi sáng, ông đã vội vã chạy về nhà ăn cơm trưa rồi đến nhà văn hóa thôn nhận tiền. Ông Hiếu thuật lại và cho hay, nếu được thông báo số tiền từ trước ông đã không bỏ nửa ngày công đi làm: “Số thứ tự của tôi là 223 nên gần 16h mới đến lượt. Khi xem danh sách thấy số tiền được nhận là 8.000 đồng nên tôi từ chối lấy. Bởi, 8.000 đồng nhận về làm gì…”.
Theo ông Hiếu, một ngày đi làm thu về gần 400.000 đồng, nửa ngày gần 200.000 đồng vậy mà bỏ cả công việc buổi chiều chỉ để đi nhận… 8.000 đồng.
Tương tự như trường hợp của ông Hiếu, theo thông tin của VnExpress, sáng 29/11, bà Lưu (64 tuổi) ở thôn Bình Thạnh, xã Tam Vinh (huyện Phú Ninh) kể, bà được chính quyền mời đi khai báo thiệt hại do hai cơn bão ập vào địa phương cuối năm 2020. Bà Lưu nói: "Tôi đã lớn tuổi, ở một mình do con cháu đi làm ăn xa, nhưng vẫn cố gắng đạp xe mấy km đến hội trường thôn để khai báo".
Được biết, khoảng 13h ngày 25/11, bà đạp xe đến nhà văn hóa thôn để nhận. Bà Lưu chia sẻ: "Theo danh sách, tôi số thứ tự 234 nên hơn 16h mới đến lượt. Sau khi điền đầy đủ thông tin tôi được cán bộ phát 3.000 đồng. Số tiền trên không mua nổi một gói mỳ tôm nên tôi mang về bỏ vào túi nilon cất làm kỷ niệm. Bởi, đây là lần đầu tiên trong đời tôi được hỗ trợ số tiền như vậy…”.
Trước đó, khoảng 14h ngày 25/11, bà Nguyễn Thị Kim Truyện (thôn Bình Thạnh) cũng đến nhà văn hóa thôn nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão. Lúc 14h, bà có mặt, nộp giấy ngồi chờ đến lượt nhận tiền. Tuy nhiên, chờ đến 17h vẫn chưa đến lượt, lại có việc bận phải đi nên bà nhờ một người hàng xóm nhận giúp. Đến tối cùng ngày, người hàng xóm trở về và đưa cho bà 2.000 đồng tiền hỗ trợ khiến bà rất bất ngờ. Vụ việc này sau đó được chia sẻ lên mạng xã hội Facebook và gây xôn xao dư luận.
Trả lời về sự việc trên, trao đổi với VnExpress, đại diện chính quyền xã Tam Vinh cho rằng, đã làm đúng quy định vì: "Tiền ít hay nhiều đều phải hỗ trợ, người dân làm đơn đề nghị thì xã phải thống kê, lên danh sách".
Mức hỗ trợ được xây dựng dựa trên Nghị định 02 và quyết định 03 (năm 2018) của UBND tỉnh Quảng Nam về các mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; quyết định 6167 của UBND huyện Phú Ninh ngày 16/9.
Theo đó, với trường hợp mức độ thiệt hại cây trồng trên 70%, người dân được hỗ trợ 4 triệu đồng một ha. Căn cứ quy định, bà Lưu bị thiệt 15 m2 cây trồng, số tiền hỗ trợ là 3.225 đồng; ông Hiếu thiệt hại 20 m2, số tiền hỗ trợ 8.600 đồng.
Bí thư Huyện uỷ Phú Ninh Vũ Văn Thẩm cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc chi trả hỗ trợ thiệt hại do bão gây ra năm 2020 tại xã Tam Vinh. Ông Thẩm nói thêm, các đơn vị thống kê, tính ra số tiền hỗ trợ cho người dân cụ thể là việc làm rất tốt. Tiếc rằng, các đơn vị đã không sàng lọc những hộ dân bị hỗ trợ mức quá nhỏ, tìm cách xử lý thích hợp.
Được biết, xã Tam Vinh có 588 hộ dân bị thiệt hại cây trồng do hai cơn bão cuối năm 2020 gây ra, tổng số tiền hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng.
Trong đó, hộ nhận cao nhất 47 triệu đồng, 31 hộ có số tiền hỗ trợ dưới 10.000 đồng và thấp nhất là hộ bà Truyện với số tiền 2.000 đồng.