Đôi khi chúng ta không có quyền lựa chọn con đường mà mình đi, nhưng có quyền lựa chọn cách sẽ đi trên con đường đó. Vượt qua những khó khăn bằng sự lạc quan chính là cách mà thầy Khoa đã chọn để đi trên con đường của mình.
- Quế Ngọc Hải tháo băng đội trưởng, trao cho Văn Quyết trên sân sau chiến thắng lịch sử khiến NHM xúc động
- Giây phút chào cờ xúc động của đội tuyển Việt Nam, Đình Trọng, Hồng Duy cùng cầu nguyện trước khi xung trận
Câu chuyện cảm động về 47 thầy giáo vượt qua muôn vàn khó khăn để đem con chữ lên cho trẻ em vùng biên giới Tri Lễ đã làm lay động hàng triệu trái tim người Việt. Thế nhưng ít ai biết rằng đằng sau câu chuyện lớn ấy là những ngõ ngách rất nhỏ của những người thầy, những con người đang âm thầm hy sinh tuổi trẻ của mình cho trẻ nhỏ vùng cao.
47 thầy giáo ở Tri Lễ là 47 cuộc đời khác nhau, nhưng có lẽ câu chuyện của thầy Nguyễn Văn Khoa (SN 1983) vẫn luôn đem đến cho tôi nhiều cảm xúc.
Nhà thầy Khoa ở thị xã Hoàng Mai (Quỳnh Lưu) cách trường tiểu học Tri Lễ 4 (Quế Phong) hơn 200km, đều đặn hơn 10 năm qua thầy vẫn miệt mài chạy xe máy vượt hơn 200km đường bằng lẫn đường núi để đến trường dạy con chữ.
Còn nhớ những năm đầu vào dạy học, lúc bấy giờ chưa có đường cho xe máy vào, thầy Khoa gửi xe ngoài Châu Thôn rồi đi bộ mất nửa ngày trời mới vào đến trường, thế nên đôi khi phải ở lại trường 1 tháng hoặc 2 tháng mới về thăm nhà 1 lần.
Ngày đó điện không có, sóng điện thoại càng không nên việc liên lạc về gia đình là điều vô cùng khó khăn. Hễ gia đình có chuyện gì thì chỉ có thể viết thư rồi nhờ ai đó chuyển vào giùm. Những đêm mùa đông ở cổng trời Tri lễ lạnh tê da, nỗi cô đơn cùng cực vây lấy chàng giáo viên trẻ, khóc vì nhớ nhà.
Thầy kể: "Những đêm đông trời quá rét nên chẳng ai ngủ được, mọi người đốt lửa lên rồi ngồi vây quanh, cùng chia sẻ hơi ấm, cùng chia sẻ nỗi cô đơn".
Chẳng ai muốn chôn chân mình ở nơi rừng thiêng nước độc này, nơi mà các thầy nói mọi người không hiểu và ngược lại người dân nói mình cũng không hay. "Nhưng vì cuộc sống gia đình và vì tình yêu thương đối với lũ trẻ, chúng tôi bỏ qua hết những buồn tủi mà cố gắng vượt qua khó khăn" - thầy Khoa tâm sự.
Đôi khi chúng ta không có quyền lựa chọn con đường mà mình đi, nhưng có quyền lựa chọn cách sẽ đi trên con đường đó. Vượt qua những khó khăn bằng sự lạc quan chính là cách mà thầy Khoa đã chọn để đi trên con đường của mình. Thầy thích hát và luôn cười tít mắt khi kể về những học trò. Chính tình cảm chân thành với những đứa trẻ ngây ngô ở mảnh đất này đã giữ chân thầy ở lại với Tri Lễ suốt 10 năm qua.